Friend Of The Sea Và GlobalGAP Hợp Tác Chứng Nhận Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Hai tổ chức chứng nhận Friend of the Sea (FOS) và GlobalGAP đã công bố cùng hợp tác trong việc dán nhãn tiêu dùng cho hơn 2 triệu tấn thủy sản nuôi.
Theo đó, các trại nuôi thủy sản đã được GlobalGAP chứng nhận chỉ cần được đánh giá bổ sung một số tiêu chuẩn bền vững để có đủ tư cách sử dụng nhãn tiêu dùng bền vững quốc tế FOS dành cho nuôi trồng thủy sản.
Sự công nhận này giúp giảm đáng kể sự trùng lặp giữa các hoạt động thẩm định trại nuôi. Đổi lại, các trại nuôi được FOS chứng nhận có thể bổ sung thẩm định của GlobalGAP vào trong quá trình thẩm định để tái chứng nhận vào năm tiếp theo.
Người tiêu dùng sẽ có thể nhận biết được sản phẩm thủy sản mang cả nhãn FOS và khẩu hiệu “nuôi có trách nhiệm” và mã GGN của GlobalGAP.
Hai tổ chức này cũng tham dự triển lãm Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.
Có thể bạn quan tâm

Cả xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (TP HCM) có hơn 100 hộ áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận từ 100 triệu đến hơn 3 tỷ đồng/năm.

Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả. Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Dù đã bước vào mùa lũ nhưng do lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên còn hạn chế, nguồn cung một số loại cá nuôi giảm so với trước nên giá nhiều loại thủy sản vẫn duy trì ở mức giá khá cao. Thậm chí, một số mặt hàng, như: cá lóc, lươn… tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, gần đây giá các mặt hàng thịt heo, thịt gia cầm tiếp tục đứng ở mức cao cũng là nguyên nhân giá các loại thủy sản khó "hạ nhiệt".

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.