Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được mùa thủy sản năm 2015

Được mùa thủy sản năm 2015
Ngày đăng: 22/11/2015

Theo ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, năm nay, toàn huyện đưa gần 994 ha mặt nước vào nuôi trồng thủy sản (NTTS), đạt 99,17% so với kế hoạch;

Trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ 967 ha, gồm 100 ha đủ điều kiện nuôi thâm canh, bán thâm canh; diện tích còn lại nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép với các đối tượng thủy sản khác (tôm, cua, cá) theo phương thức “đánh tỉa, thả bù”.

Đến nay đã cơ bản thu hoạch xong, sản lượng đạt 1.482 tấn, tăng 2,7% so với năm trước.

Riêng năng suất tôm nuôi đạt gần 1.037kg/ha, tăng 1,78%, sản lượng tôm 1.003 tấn, tăng 2,35%; các loại thủy sản khác 284 tấn, tăng 2,1%.

Đạt được hiệu quả như vậy còn là nhờ cơ sở hạ tầng NTTS trên địa bàn huyện được nhà nước từng bước đầu tư đồng bộ, nhất là đưa các tuyến kênh cấp nước ngọt vào sử dụng;

Công tác khuyến ngư được tăng cường, ngay từ đầu vụ ngành chức năng tổ chức tập huấn kiểm soát và phòng chống dịch bệnh tôm; xây dựng, chuyển giao nhiều mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường.

Huyện cũng đã phối hợp với Chi cục NTTS và UBND 2 xã Phước Thắng, Phước Sơn thành lập Ban quản lý NTTS vùng nuôi an toàn sinh học và xây dụng quy ước cộng đồng vùng nuôi thôn Đông Điền - Phước Thắng, có 45 hộ tham gia;

Vùng nuôi thôn Vinh Quang 2 - Phước Sơn, có 23 hộ tham gia, đạt kết quả khả quan trong cộng đồng nuôi tôm.

Ông Phạm Quang Ân cho biết thêm, bên cạnh niềm vui được mùa, vẫn còn một số vùng nuôi gặp khó.

Đó là vùng nuôi xã Phước Hòa và Phước Thắng, do tỉ lệ ngọt hóa cao nên tôm nuôi chậm lớn, phát sinh dịch bệnh; việc đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật của một số hộ quá hạn chế do thiếu vốn đầu tư, nên năng suất thủy sản nuôi đạt thấp.

Cũng theo ông Ân, ở vụ nuôi tôm 2016, Phòng NN&PTNT huyện sẽ làm việc trực tiếp với Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi 3 và 4 xây dựng quy chế điều tiết nước hợp lý, khi xả nước sông Côn ra đầm Thị Nại, 2 xí nghiệp này có trách nhiệm điện báo cho UBND các xã biết trước để thông báo cho bà con NTTS đóng hết các cổng đập cấp nước nuôi tôm, chờ khi triều cường lên mới lấy nước mặn vào để bảo đảm độ mặn nuôi tôm.

Mặt khác, Phòng NN&PTNT sẽ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ, NTTS; tăng cường chống nạn xung điện, xiếc máy, sử dụng kích điện khai thác, đánh bắt thủy sản; xử lý đăng chắn, lưới lồng để bảo đảm nguồn lợi thủy sản sinh sôi, phát triển bảo đảm cho nghề NTTS phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi ốc nhồi đặc sản trong ao tại huyện Quảng Xương Mô hình nuôi ốc nhồi đặc sản trong ao tại huyện Quảng Xương

Sau gần 3 năm khởi nghiệp ngay tại quê hương, anh Nguyễn Văn Khải ở thôn Xuân Tiến, xã Quảng Long (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).

13/06/2022
Chàng trai 8X Nghệ An khởi nghiệp với cây rau chịu mặn Chàng trai 8X Nghệ An khởi nghiệp với cây rau chịu mặn

Có một loài rau dại mọc ven các đầm tôm, trảng cát hoặc dọc các cánh đồng muối chỉ thu hoạch được một mùa, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.

13/06/2022
Chuyện vượt khó, làm giàu của thanh niên miền núi Ba Vì Chuyện vượt khó, làm giàu của thanh niên miền núi Ba Vì

Thông qua chương trình “Thanh niên sáng tạo làm kinh tế giỏi” do Thành đoàn Hà Nội phát động, đã có nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Ba Vì vượt khó, làm giàu.

28/06/2022
Hiệu quả mô hình chuyển đổi cây lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu Hiệu quả mô hình chuyển đổi cây lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu

Với lợi thế nằm ven sông Hồng, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư là địa phương có truyền thống sản xuất nông nghiệp.

04/07/2022
Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi cây trồng gắn với liên kết sản xuất ở Ninh Thuận Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi cây trồng gắn với liên kết sản xuất ở Ninh Thuận

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có chủ trương tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.

13/07/2022