Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.
Bởi đây là một trong những trang trại điểm của các nước được Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) chọn để thực hiện thí điểm mô hình nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học.
Ông Phan Văn Út- chủ trang trại cho biết, đặc điểm của mô hình này là đàn vịt nuôi không cần tiêm phòng mà chủ yếu là làm vệ sinh thú y. Trang trại nuôi phải có cổng, tường rào, xe ra vào phải xịt rửa sạch sẽ, phun sát trùng định kỳ 2 -3 lần/tuần, hàng ngày có bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe đàn vịt, người ngoài vào trại phải mặc đồ bảo hộ... Do vậy sức khỏe đàn vịt rất tốt, thời gian sinh trưởng nhanh. Cứ 55 ngày nuôi vịt sẽ có trọng lượng từ 3 – 4kg và có thể bán được.
Theo ông Út, với diện tích trên 3,5ha mà đa phần là mặt nước, số lượng vịt nuôi của trang trại luôn dao động từ 10.000 – 20.000 con. Đối với vịt thịt, mỗi năm trang trại xuất khoảng 50.000 con. Còn về vịt giống thì cứ 5 ngày là có thể xuất từ 3.000 – 4.000 con về các tỉnh.
Về lợi ích đạt được, ông cho biết vịt nuôi theo mô hình trên không sợ ảnh hưởng dịch bệnh. Trong trường hợp xảy ra dịch cúm gia cầm thì đàn vịt vẫn có thể được vận chuyển xuất ra ngoài thị trường mà không phải thông qua cơ quan kiểm dịch. Bên cạnh đó, thực hiện theo mô hình trang trại trên còn tiết kiệm được nhiều chi phí nhân công.
Được biết, cùng với nuôi vịt, gia đình ông Út kết hợp thả cá ở cả 3 tầng nước bên dưới. Với hình thức này, đàn vịt nuôi bên trên giàn (bên trên mặt ao) sẽ thải phân trực tiếp xuống ao và đàn cá bên dưới có thể tận dụng nó làm thức ăn. Do đó, ông thu được tiền bán cá từ 300 – 500 triệu đồng/năm. Hiện ông còn đang thử nghiệm mô hình kết hợp nuôi vịt với cá bống tượng và hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận cao.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, vụ cá nam 2015 đang bước vào cao điểm mùa khai thác. Những ngày qua, nhiều tàu thuyền của ngư dân Phan Thiết cập cảng với khoang thuyền đầy ắp cá cơm. Được mùa cộng với giá bán ổn định giúp cho bà con ngư dân hết sức phấn khởi.

Theo chân đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Tả Nhìu (Xín Mần), chúng tôi đến thăm mô hình “Vườn ươm cây sa mộc” ở thôn Vai Lũng. Sau một hồi cuốc bộ, leo đồi; trải dài trước mắt chúng tôi là một màu xanh mướt mắt với những cây giống thẳng tắp. Thật ngạc nhiên và đáng khâm phục biết bao ý chí, nghị lực vươn lên làm giàu của những người nông dân “một nắng hai sương” nơi mảnh đất miền Tây này.

Các anh lãnh đạo xã Nà Chì (Xín Mần) bật mí cho tôi biết: Sau hơn 1 năm thành lập Làng nghề làm chè tại thôn Bản Vẽ, cuộc sống đồng bào ở cả 6 thôn lân cận đều như đã thoát nghèo.

Bằng mô hình bền vững và quyết tâm cao, một số hộ nghèo ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, đã tự giác xin ra khỏi diện hộ nghèo. Nhờ đó, việc xây dựng tiêu chí 11 (hộ nghèo) của xã thuận lợi hơn.

Lô nhãn được doanh nghiệp thu mua trong ngày 21-22/8 tại xã Hàm Tử và Hồng Nam (Hưng Yên), trước khi chuyển vào TP HCM chiếu xạ và xuất khẩu.