Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dựng lều chõng để canh ngô

Dựng lều chõng để canh ngô
Ngày đăng: 05/10/2015

Hiếm hoi có những nhà đông con, nhiều sức lao động thu 3-4 tấn ngô, được vài chục triệu đấy nhưng chia đều cho số nhân khẩu trong nhà thì vẫn không bõ bèn gì.

Nhưng đấy là tất cả sinh kế của hàng ngàn hộ gia đình ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu).

Bám sát bờ sông Nậm Na, Quốc lộ 12 là con đường huyết mạch nối tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

Mùa thu hoạch bắt đầu từ tháng 9, ngô phơi vàng cả đường.

Cả nhà kéo nhau ra ven quốc lộ dựng lều chõng để canh ngô.

Ngô từ trên nương đưa về lán tẽ hạt, phơi khô rồi chờ thương lái đến thu mua. Cuộc sống tạm bợ tại lều chõng, lán trại trong mùa ngô có thể kéo dài 1-2 tháng nếu chưa được giá...

Đã vào năm học nhưng hơn 1 tháng nay, hai em Hạ A Thậu (phải) và Hạ A Mần (xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ) nghỉ học để trông ngô tại lán cho anh trai và chị dâu.

Bà con dân tộc tại huyện Sin Hồ (Lai Châu) thường tận dụng vệ đường Quốc lộ 12 để phơi ngô.

Thồ ngô trên chiếc xe máy cà tàng.

 Dọc Quốc lộ 12, nhiều lều, lán mọc lên ven đường để canh ngô trong suốt vụ.

Gia đình ông Hạ A Lồng ở xã Phìn Hồ gồm 9 người cả con lẫn cháu đều kéo nhau ở lán đã 1 tháng nay.

Bà vợ ông Hạ An Lồng đang luộc măng làm thức ăn duy nhất cho bữa trưa của gia đình.

Ngô sau khi phơi được đóng vào bao, sắp sẵn ở vệ đường chờ thương lái tới thu mua.

 Mới lấy vợ ra ở riêng nên năm nay chỉ thu được 600- 700kg ngô, Hạ An Di (anh trai của Thậu và Mần) nói sẽ phải đi kiếm việc làm thêm chứ tiền bán ngô chỉ hơn 3 triệu đồng thì không đủ sống.


Có thể bạn quan tâm

Bình Định Hạn Hán Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Bình Định Hạn Hán Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; do nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể và dịch bệnh cá bùng phát.

16/06/2014
Đốn Cao Su, Ồ Ạt Trồng Tiêu Đốn Cao Su, Ồ Ạt Trồng Tiêu

Cao su, cà phê đang lâm cảnh khó khăn về giá cả và thị trường, trong khi đó cây hồ tiêu lại đang được giá nên ở nhiều địa phương đang diễn ra tình trạng ồ ạt trồng tiêu tự phát.

07/07/2014
Nhiều Cơ Sở Nuôi Cá Hồi Bị Thiệt Hại Do Hạn Hán Nhiều Cơ Sở Nuôi Cá Hồi Bị Thiệt Hại Do Hạn Hán

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa có 27 cơ sở nuôi cá nước lạnh (gồm cá tầm và cá hồi). Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 do thiếu nước nên ở nhiều ao nuôi ươm, cá giống chết hàng loạt. Trong đó, nhiều nhất là các cơ sở ươm cá hồi giống.

16/06/2014
Hoà Bình Bảo Tồn Giống Lợn Bản Địa Hoà Bình Bảo Tồn Giống Lợn Bản Địa

Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.

16/06/2014
Vĩnh Long Nhân Rộng Mô Hình Ruộng Lúa Bờ Hoa Lên Gần 200ha Vĩnh Long Nhân Rộng Mô Hình Ruộng Lúa Bờ Hoa Lên Gần 200ha

Nhiều nông dân ở xã Hiếu Nhơn (Vũng Liêm - Vĩnh Long) cho biết, mô hình công nghệ sinh thái, trong đó việc trồng các loại hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài côn trùng có ích phục vụ cho cây lúa rất có hiệu quả.

16/06/2014