Tiêu Hủy 26 Tấn Khoai Tây Trung Quốc Độc Hại

Sáng ngày 15/6, cơ quan chức năng của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã cưỡng chế tịch thu 26 tấn khoai tây Trung Quốc mang đi tiêu hủy vì có chứa chất độc hại.
Số khoai tây trên có xuất xứ từ Trung Quốc, do một tiểu thương nhập về Đà Lạt thông qua công ty TNHH Quốc tế Anh Quân (Hà Nội) và công ty TNHH thương mại & xuất nhập khẩu Vân Linh (Lào Cai).
Cơ quan chức năng đã lấy mẫu từ 2 lô khoai tây vàng và hồng đi kiểm nghiệm tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Kết quả cho thấy lô khoai tây hồng 26 tấn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Cụ thể, hoạt chất Chlorpyrifos trong mẫu khoai tây vượt ngưỡng gấp 16 lần, không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, UBND TP Đà Lạt quyết định tịch thu tiêu hủy 26 tấn khoai tây hồng này.
Theo chứng từ, số khoai tây được nhập về với giá chỉ hơn 3.000 đồng/kg. Trong khi khoai tây Đà Lạt mới thu hoạch giá 15.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Dịch bệnh trên cây trồng ngày càng tăng, vì vậy trong định hướng phát triển kinh tế vườn, Vũng Liêm (Vĩnh Long) vẫn tiếp tục quan tâm xây dựng và thực hiện một số dự án, mô hình sản xuất có hiệu quả. Trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển các vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất và chất lượng.

Để đảm bảo các quy định về nuôi động vật hoang dã (ĐVHD), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp quản lý.

Theo ông Lâm Xuân Tuấn, Giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau, đến thời điểm này, các hạng mục công trình trong đề án nâng cấp lưới điện 3 pha giai đoạn I phục vụ các vùng nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã hoàn thành.

Những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển mạnh. Diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng nhanh ở các đối tượng và vùng nuôi nước ngọt, nuôi mặn, lợ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với đường biên giới dài cùng nhiều đoạn sông, suối giáp biên giới, Lào Cai là địa bàn thuận lợi cho các đối tượng buôn lậu và vận chuyển gia cầm nhập trái phép.