Đưa nước sạch về nông thôn

Ông Lê Văn Tư – Giám đốc Công ty Cấp nước Quảng Trị cho biết, Quảng Trị thường xuyên gánh chịu hạn hán, có năm đại hạn kéo dài, nước quý như... sâm.
Công ty luôn dự báo trước tình hình khô hạn, và chủ động lắp thêm tổ máy bơm nước, thổi rửa giếng bơm nước ngầm, nâng công suất, tích cực tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm...
Từ đầu năm 2015 đến nay, công ty đã chi 8,5 tỷ đồng để nâng cấp cải tạo, sửa chữa các nhà máy nhằm phát huy tối đa công suất, đảm bảo cấp nước cho nhân dân.
Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng nước toàn công ty đạt 5,323 triệu m3, bằng 48,77% kế hoạch năm và tăng 10,34% so với cùng kỳ năm 2014...
Trong những tháng đầu năm, đã có thêm 1.209 hộ đăng ký sử dụng nước của công ty, bằng 60% kế hoạch năm và tăng 3,69% so với cùng kỳ 2014.
Đến nay, nhiều khu vực nông thôn của tỉnh Quảng Trị đã có nước sạch để sử dụng.
Theo ông Tư, hiện nay công ty có 11 nhà máy/10 xí nghiệp, với tổng công suất 50.500 m3/ngày đêm, cấp nước cho hơn 54.000 hộ dân.
Đến nay, trên 90% dân số thành thị đã được công ty đảm bảo về nước, ngoài ra công ty đang mở rộng thị trường ra vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Để nâng cao chất lượng phục vụ, công ty luôn chú trọng công tác đào tạo đội ngũ lao động bằng nhiều cách như tổ chức khóa ôn tập, kiểm tra tay nghề cho người lao động...
Người lao động có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt 6,8 triệu đồng/tháng.
Ông Tư nói thêm, trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp không ít khó khăn.
Vì vậy, công ty cần được chính quyền địa phương quan tâm phối hợp trong công tác quy hoạch, bảo vệ nhà máy nước và các công trình cấp nước...
Công ty đã có hệ thống xí nghiệp cấp nước trên khắp các các huyện thị trên địa bàn tỉnh.
Nếu có nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia cùng phối hợp thì công ty có thể nâng cao công suất, phục vụ tốt người dân vùng nông thôn, Nhà nước không cần đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước mới.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, cho biết: Huyện đang tập trung các giải pháp thực hiện, trong đó tập huấn cho người dân cách phòng trị sâu bệnh, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc, phân bón đúng trên cây ăn trái. Hướng dẫn người dân cách phòng trị bệnh đạo ôn, rầy nâu trên cây lúa và sản xuất theo phương pháp “4 đúng” an toàn trên rau màu.

Sôi động nhất là những loại trái cây được ưa chuộng dùng chưng trên mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên. Cùng với sự “nóng” lên của thị trường tết, trong các vườn, không khí thu hoạch, trái cây tết cũng nhộn nhịp, hối hả.

"Sau khi thu hoạch, tôi sẽ gửi mẫu dưa sang Pháp để thẩm định chất lượng. Trên cơ sở kết quả thẩm định, chúng ta mới biết được giống dưa này có phù hợp với điều kiện của Đà Lạt hay không; và tiếp sau đó là làm việc với bên nước ngoài về vấn đề bản quyền" - kỹ sư Nguyễn Quốc Minh cho biết.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) có 1.047ha bưởi Năm Roi đang cho trái, ước sản lượng bưởi Tết Ất Mùi này có khoảng 2.787 tấn trái thì có hơn 50% diện tích được bán theo vụ hay bán đám cho các thương lái. Vì vậy số lượng bưởi trong nhà vườn không còn nhiều.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, giá dừa trái tại tỉnh này dao động từ 65.000 đồng đến 80.000 đồng/chục/12 trái. Dừa uống nước có giá từ 40.000 - 45.000đồng/chục. Dừa xiêm xanh giá 50.000 - 55.000 đồng/chục, tăng gần gấp đôi so với thời điểm rớt giá mạnh năm 2014.