Đưa Ngô Lai Lên Vùng Núi Sơn Hà

Việc nhân rộng mô hình trồng ngô (bắp) lai giống LVN 10 của Trung tâm Khuyến nông huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn chủ trương chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng ở địa phương này.
Nhận thấy giống ngô LVN 10 phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng huyện miền núi Sơn Hà, vụ đông xuân 2013-2014, Trung tâm Khuyến nông huyện đã chọn giống ngô này và triển khai làm điểm tại cánh đồng Nà Rớ, thôn Làng Mùng, xã Sơn Bao.
Mô hình được thực hiện từ tháng 12.2013 đến tháng 4.2014, trên diện tích 40 sào, với sự tham gia của 40 hộ dân, tổng kinh phí 31 triệu đồng. Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho số hộ tham gia; tổ chức cho người dân làm đất, xử lý đất, bón phân lót, tỉa giặm... theo đúng quy trình. Ngoài ra, trạm còn mời cán bộ thôn, xã tham gia để có sự phối hợp chỉ đạo kịp thời.
Ngay sau khi xuống giống, gặp đợt không khí lạnh kéo dài, tiếp đến trời khô hanh làm cho ngô nẩy mầm không thuận lợi, sâu bệnh phát sinh nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ngô. Giai đoạn ngô xoắn nõn trổ cờ thì thời tiết lại khô hạn…
Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị tốt, nên những khó khăn, trở ngại trên đã được xử lý khắc phục kịp thời. Nhờ vậy mô hình vẫn thu được kết quả cao. Năng suất ngô đạt trên 56 tạ/ha, gấp từ 4-6 lần so với giống ngô truyền thống.
Ông Đinh Văn Treo - nông dân tham gia mô hình cho biết: Trồng ngô lần này, nhờ làm theo hướng dẫn của cán bộ nên khoảng 2 sào thu được gần 6 tạ. Đây lần đầu tiên gia đình thu hoạch được nhiều ngô như vậy.
Ông Đinh Văn Trung - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Hà thông tin: Ngoài tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích sản xuất, mô hình này còn từng bước giúp người dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số địa phương, nâng cao nhận thức trong thực hiện hình thức gieo trồng gối vụ, xen canh; tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật; tận dụng nguồn lực sẵn có như đất đai, lao động để có xác định đầu tư phù hợp; góp phần đa dạng hóa cây trồng ở địa phương...
Có thể bạn quan tâm

Cây đậu phộng bám rễ khá lâu trên vùng đất gò cao, đồi dốc, triền núi của huyện Tri Tôn (An Giang) nói chung, xã Núi Tô nói riêng, là cây trồng thích hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lắp vụ và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Khmer sở tại.

Khoai lang là cây trồng lấy củ, vốn rất quen thuộc với nông dân ở các vùng, miền. Trong nhiều năm gần đây, cây khoai lang đã trở thành cây trồng hàng hóa, đem lại hiệu quả cao cho người trồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là đơn vị không chỉ chọn tạo được nhiều giống cây có củ tiến bộ mà còn có nhiều kĩ thuật tiên tiến tác động lên các cây trồng này.

Ngày 19.7, UBND xã Bình Minh vừa phối hợp Hội Nông dân xã (Thị xã) tổ chức lễ trao bò cho 9 hội viên nông dân. Đây là các hội viên thuộc Tổ liên kết chăn nuôi bò sinh sản của xã tại ấp Giồng Cà.

Trong số những mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả ở huyện Thanh Trì, không thể không kể đến mô hình nuôi trồng thủy sản của ông Nguyễn Duy Hưởng, thôn 3, xã Đông Mỹ, Hà Nội. Không chỉ làm kinh tế có hiệu quả cao, ông Hưởng còn là một trong những người tiên phong đưa con tôm càng xanh về nuôi tại địa phương này.

Theo ông Châu Hoàng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải (Trà Vinh), vụ nuôi tôm sú năm 2013, huyện Duyên Hải có khoảng 14.400 hộ thả nuôi 02 loại tôm sú và tôm thẻ chân trắng, diện tích khoảng 17.300ha, hơn 1,14 tỷ con giống, tăng gần 1.500 hộ, tăng gần 6,6 triệu con giống so với cùng kỳ.