Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Giống Bưởi Diễn Vào Trồng Trên Đất Vĩnh Phúc

Đưa Giống Bưởi Diễn Vào Trồng Trên Đất Vĩnh Phúc
Ngày đăng: 17/05/2012

Vĩnh Phúc là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho cây bưởi phát triển, trong đó huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường có lợi thế hơn cả, bởi nơi đây có quỹ đất lớn, chủ yếu là đất bãi, đất phù sa.

Thực tế trong sản xuất hiện nay, người dân đã trồng một số giống bưởi như bưởi Diễn, bưởi đỏ Mê Linh, bưởi Mỹ… bước đầu một số vườn đã cho kết quả tốt (cây sinh trưởng tốt, năng suất, chất lượng quả khá), trong đó giống bưởi Phú Diễn tỏ ra có ưu thế hơn, cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn những cây trồng phổ biến khác. Tuy nhiên hiện nay số hộ trồng bưởi trên địa bàn tỉnh có diện tích và quy mô rất ít, chủ yếu là nhỏ lẻ trong vườn đồi và phân tán (3 - 10 cây/hộ). Nguồn cây giống được các hộ dân mua về trồng theo nhiều nguồn khác nhau. Những hộ này thường có người thân, quen tại Diễn, Đan Phượng qua giới thiệu tìm đến tận vùng trồng bưởi Diễn mua giống. Một số hộ giao dịch về vật tư nông nghiệp (phân bón, giống cây con…) với các cơ sở chuyên cung cấp giống nên đã lấy giống tại các cơ sở này. Phần lớn các hộ khác đã biết tiếng về bưởi Diễn, nhưng do không có điều kiện để lấy giống tại các địa chỉ tin cậy, nên khi có người bán cây giống dong là mua ngay về trồng mà không có cách kiểm chứng về chất lượng giống. Còn lại một số hộ lấy giống từ các hộ trước đó đã trồng bưởi có tiếng tại vùng. Những hộ lấy giống từ Diễn cũng thường là những hộ tiên phong trồng bưởi.

Qua nhận định và đánh giá của các hộ đã trồng bưởi trên địa bàn 3 huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương thì chất lượng bưởi không thua kém so với nguyên sản tại Diễn. Về sản lượng, khi cây 5 tuổi cho thu hoạch bình quân 30 quả/cây, cây 9 năm tuổi cho thu hoạch 100 quả/cây. Với những cây trên 7 năm tuổi, năng suất và chất lượng ổn định, sản phẩm được người dân chấp nhận với mức cao, nên giá bán trung bình là 20.000 đồng/quả. Do đó giá trị của 1 cây bưởi sau 7 - 9 năm trồng cho nguồn thu trung bình là 2 triệu đồng/cây, với mật độ 300 cây/ha (5m x 6m) thì trung bình 1ha trồng bưởi cho nguồn thu tới 600 triệu đồng, nếu tính hiệu quả kinh tế so với trồng lúa, ngô, chuối thì hiệu quả cao gấp 5 - 10 lần. Tại những hộ có kinh nghiệm nhiều năm về chăm sóc và thâm canh bưởi thì sản lượng quả với cây trên 10 năm tuổi có thể đạt từ 200 - 300 quả/cây. Năng suất đạt khá, chất lượng tốt, được người dân chấp nhận và ưa chuộng. Do vậy mà hiện nay đã có một số hộ tự mở rộng trồng bưởi Diễn với quy mô lớn như hộ gia đình ông Trần Văn Đô, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) trồng 300 cây; Hộ ông Ngô Văn Hồng, xã Liên Châu (Yên Lạc) trồng 1.000 cây…

Hiện nay do nhu cầu tại địa phương cũng như các khu vực lân cận khác là rất lớn nên hầu hết tại các hộ trồng bưởi Diễn trên địa bàn tỉnh chưa có hộ nào gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Với những hộ trồng bưởi trên 7 năm, hầu hết trước khi thu hoạch 1 tháng các lái buôn đã đến tận vườn đặt mua. Lượng bưởi này chủ yếu được vận chuyển về Phúc Yên và Hà Nội để tiêu thụ.

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ KH&CN) đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Yên Lạc khảo sát thực tế và lựa chọn 4 hộ gia đình tiêu biểu tại 2 xã Hồng Phương và Liên Châu để xây dựng mô hình chuyển đổi vườn tạp bằng trồng mới bưởi Diễn, với tổng diện tích 1 ha với 500 cây bưởi Diễn. Các hộ tham gia mô hình bao gồm: bà Vũ Thị Cán ở thôn 5, Nhật Chiêu; Bà Nguyễn Thị Thanh, ông Nguyễn Văn Ninh và ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Thu Phong, xã Hồng Phương. Đây là những hộ có điều kiện đất đai, lao động, kinh tế và rất mong muốn trồng bưởi, đặc biệt là bưởi Diễn. Tại các mô hình trước đây chủ yếu trồng màu và nhiều loại cây ăn quả khác (vườn tạp) trên vùng đất bãi (đất phù sa cổ) cho hiệu quả thấp.

Qua theo dõi mô hình, cho thấy: sau 5 tháng trồng cây bưởi Diễn ở 4 vườn hộ đều sinh trưởng khá tốt, độ đồng đều cao, sâu bệnh hại nhẹ; chiều cao cây trung bình đạt 61,6 cm; đường kính gốc trung bình 1,23 cm; số cành cấp I trung bình 2,22 cm và số cành cấp II trung bình là 3,25 cm. Do thời gian trồng thử nghiệm bưởi Diễn ngắn, nên chưa thể hiện được các đặc điểm nông, sinh học của giống. Song đối với bưởi Diễn là giống đã được một số hộ nông dân trồng với quy mô nhỏ, bước đầu có triển vọng, nên có thể nhân rộng với quy mô lớn và đầu tư thâm canh nhằm cải tạo, chuyển đổi vườn tạp kém hiệu quả thành vườn bưởi tập trung, thâm canh và có hiệu quả cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Vịt, Thả Cá Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Vịt, Thả Cá

Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.

23/06/2013
Bầu Bí Trồng Chơi Ăn Thiệt Bầu Bí Trồng Chơi Ăn Thiệt

Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

23/06/2013
Thoát Nghèo Và Vươn Lên Làm Giàu Nhờ Biết Kết Hợp Sản Xuất Thoát Nghèo Và Vươn Lên Làm Giàu Nhờ Biết Kết Hợp Sản Xuất

Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.

23/06/2013
Ương Cá Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Ở Cai Lậy (Tiền Giang) Ương Cá Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Ở Cai Lậy (Tiền Giang)

Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.

28/05/2013
Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

24/06/2013