Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Sông Bồ Gặp Khó Do Ô Nhiễm

Nuôi Cá Lồng Sông Bồ Gặp Khó Do Ô Nhiễm
Ngày đăng: 20/06/2012

Người nuôi cá lồng sông Bồ đoạn chảy qua địa bàn xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Hương Toàn, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đang gặp khó khăn do nước sông Bồ ô nhiễm nặng.

 Cá chết trên sông Bồ do bị ô nhiễm>> Cá nuôi lồng chết bất thường trên sông Bồ>> Phất lên nhờ nuôi cá lồng trên sông Bồ

Chịu thiệt hại lớn nhất là người dân thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, nơi có sông Bồ trải dài gần 3km. Trước đây, tận dụng dòng chảy cộng với nguồn rong rêu thủy sinh phong phú của sông, người dân đồng loạt nuôi cá trắm cỏ bằng lồng.

Cá lồng của gia đình ông Phạm Công Hiệp bị chết hàng loạt do nước sông Bồ ô nhiễm nặng.

Chi phí đầu tư nuôi cá trắm bằng lồng khá thấp, mỗi lồng cá chỉ tốn khoảng 2 triệu đồng xây dựng, cộng với số tiền 1,5 triệu đồng để mua đàn cá giống 500 con thả nuôi. Với đặc điểm dễ thích nghi nên cá trắm cỏ nuôi bằng lồng ở đây phát triển rất tốt, mỗi lồng cho thu nhập bình quân trên 40 triệu đồng/năm. Do đó, từ chỗ chỉ có một vài hộ dân thả nuôi lẻ tẻ, dần dần thôn Phước Yên đã có hơn 100 hộ nuôi, trong đó có hộ nuôi 2-3 lồng.

Tuy nhiên chỉ sau vài năm ăn nên làm ra, người nuôi cá lồng ở đây đã gặp những khó khăn lớn. Đáng kể nhất là việc nguồn nước sông Bồ ngày càng bị ô nhiễm, nguồn thực vật thủy sinh cạn kiệt, cá giống và kể cả cá đã trưởng thành bị chết số lượng lớn sau khi được thả nuôi.

Ông Nguyễn Công Hiệp (thôn Phước Yên) - chủ của 2 lồng cá, cho biết: “Đầu mỗi vụ nuôi, gia đình tôi thả vào mỗi lồng 500 con cá giống, nhưng đến vụ thu hoạch chỉ xuất được khoảng hơn trăm con trưởng thành, số còn lại đều đã bị chết”. Một số hộ dân khác cho biết, họ thả nuôi cá đến gần 2 năm mới có thể xuất lồng đem bán nhưng phần lớn số cá xuất lồng vẫn trong tình trạng còi cọc.

Theo người dân thôn Phước Yên, nguyên nhân chính khiến sông Bồ ô nhiễm nặng do nạn khai thác cát sạn trái phép đã và đang hoành hành ở thượng nguồn sông, đoạn qua huyện Phong Điền. Hoạt động này khiến dòng chảy của sông Bồ bị chậm lại, khiến chất thải trong lồng cá không trôi đi hết, các sinh vật phù du cũng dần cạn kiệt.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Phụ Phú - Trưởng thôn Phước Yên, cho biết, hằng năm, chính quyền địa phương và Trung tâm Khuyến nông- ngư huyện Quảng Điền đều mở lớp tập huấn nuôi cá lồng cho người dân trên địa bàn. Người dân được tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho cá.

Theo ông Phú, việc tập huấn vẫn chỉ mang tính lý thuyết, trong khi điều người dân cần là có một giải pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng môi trường nước sông Bồ thay đổi nhằm đảm bảo nghề nuôi cá lồng của người dân phát triển bền vững. “Nếu tình trạng môi trường nước sông Bồ còn ô nhiễm kéo dài thì người dân sẽ khó lòng bám trụ với nghề nuôi cá lồng từng giúp họ ăn nên làm ra”- ông Phú nói.

Có thể bạn quan tâm

Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.

04/08/2014
Thiếu Vốn Tái Canh Cà Phê Thiếu Vốn Tái Canh Cà Phê

Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của cả nước với tổng diện tích trên 500.000ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích đứng đầu khu vực với trên 190.000ha. Tại Đắk Lắk hiện có 50.000ha cà phê đang bước vào giai đoạn già cỗi, hiệu quả kinh doanh thấp.

04/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp “Cò” Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp “Cò” Lúa

Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.

04/08/2014
Tập Trung Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp Tập Trung Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp

Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

05/08/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Phải Gắn Với Tiêu Thụ Sản Phẩm Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Phải Gắn Với Tiêu Thụ Sản Phẩm

Ngày 30-7, UBND tỉnh tổ chức họp với các sở, ngành và địa phương để chỉ đạo một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

05/08/2014