Cách Tiêm Thuốc Cho Gia Súc

Xin giới thiệu cách cho trâu, bò, ngựa uống và cách tiêm chích thuốc thú y.
Cho gia súc uống thuốc: Loại thuốc dạng viên nang mềm hay dạng viên dập cứng, ví dụ thuốc tẩy sán lá gan dạng viên nén cứng, gói viên thuốc vào đầu lá mía hay lá cây dong, cây lá chít gói bánh chưng, cho đầu kia của lá để trâu, bò ăn trước, dần dần trâu, bò ăn và nuốt phần lá gói thuốc. Cách khác, nhốt trâu, bò vào trong chuồng, buộc treo cao mũi trâu, bò chúng há to mồm, cho thuốc viên vào bàn tay ngửa khum hình lòng mo, đưa thẳng bàn tay đút sâu vào trong mồm ép lưỡi xuống hàm dưới đổ thuốc vào rồi nhanh chóng rút bàn tay ra. Thuốc dạng bột tán nhỏ, thuốc dạng hoà tan với nước cho vào chai thuỷ tinh, xi lanh sắt đè lưỡi ép xuống phụt thuốc vào gốc lưỡi phía trong mồm, trâu bò sẽ nuốt thuốc ngon lành, chúng không biết nhổ, khạc thuốc ra như người.
Tiêm thuốc cho trâu, bò, ngựa: Vị trí tiêm cho trâu, bò, ngựa an toàn nhất là phần bắp thịt, đường kính khoảng 10cm, vị trí ở điểm giao nhau của hai đường kẻ ước lượng. 1/3 khoảng cách từ u vai đến gốc tai và 1/3 (phía trên) chiều dài đường vuông góc với cổ trâu, bò (chiều rộng của cổ, không tính yếm). Tiêm theo hướng từ đầu xuống đuôi, kim tiêm song song hoặc hơi xiên xuống dưới phía bụng.
Nếu gia súc nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Tiêm dưới da dùng kim tiêm 1cm, xiên một góc 45-600. Tiêm bắp dùng kim 2 cm xiên một góc 45-600.
Trâu, bò, ngựa trên 6 tháng tuổi đến trưởng thành: Tiêm dưới da dùng kim 1cm xiên một góc 60-900. Tiêm bắp dùng kim 2 cm xiên góc 60-900 vào vị trí đã xác định như trên.
Để con vật đỡ sợ sệt, dãy dụa khi tiêm chích, cần có hai người: Một người phụ giữ chắc con vật hoặc cho chúng ăn cỏ hay cám. Một tay người tiêm cầm tai che mắt con vật (phía định tiêm), tay kia cầm bơm tiêm xiên mạnh và đẩy nhanh píttông bơm tiêm sao cho thuốc vào hết cơ thể con vật (tiêm phóng).
Có thể bạn quan tâm

Việc Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu phân bón và từ 1.12 tới đây là áp dụng cơ chế nhập khẩu tự động với mặt hàng phân bón của Bộ Công Thương đang được dư luận đặt câu hỏi: Người nông dân có được lợi khi phân bón nhập khẩu bị hạn chế?

Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được xem là chìa khóa đưa ngành sản xuất lúa gạo nước ta phát triển bền vững theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho người trồng lúa; tuy nhiên, đối với các tỉnh miền Bắc, việc thực hiện mô hình này đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải, nhất là trong bối cảnh mối liên kết giữa các nhà còn rất lỏng lẻo.

Sự yếu kém về hạ tầng là lực cản rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tiểu Tây - ngôi làng nằm trên ngọn núi Lô. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, người dân Tiểu Tây đã nhìn ra thế mạnh và biết phát huy thế mạnh từ việc trồng cỏ nuôi bò.

Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.