Dự Án MAM (Hà Lan) Tổ Chức Công Nhận 741 Hộ Nuôi Tôm Rừng Ngập Mặn Đạt Chuẩn Tôm Sinh Thái

Ngày 8/12, tại Ban Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Nhưng Miên, đại diện Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan đã công nhận 741 hộ nuôi tôm rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đạt tiêu chí nuôi tôm sinh thái.
Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…
Từ đó năng suất và chất lượng tôm không ngừng được nâng lên, đồng thời giá bán cũng được các đơn vị thu mua ưu đãi. Hiện tại giá tôm sinh thái cao hơn thị trường khoảng 10%, được Tập đoàn Chế biến Thủy sản Minh Phú đứng ra tiêu thụ và trực tiếp chế biến xuất khẩu. Đây là mô hình được thực hiện theo sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà, “Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông”.
Tại lễ công nhận, các đơn vị đã tiến hành quy ước và có cam kết chặt chẽ với nhau, nhằm duy trì và phát triển, tiếp tục nhân rộng mô hình, cả quy mô về diện tích, số hộ tham gia, đảm bảo chất lượng cũng như tiêu chuẩn tôm sinh thái, để phát triển mô hình theo hướng bền vững.
Nguồn bài viết: http://ctvcamau.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/kinh-te/du-an-mam-ha-lan-to-chuc-cong-nhan-741-ho-nuoi-tom-rung-ngap-man-dat-chuan-tom-sinh-thai
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm tại Cà Mau còn diễn biến phức tạp và hiện đang có xu hướng tăng, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ NN&PTNT tiếp tục xuất cấp 50 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Cà Mau.

Nhưng để phát triển theo hướng bền vững,tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp sữa bò lâu dài,cần phải có chiến lược phát triển đúng đắn rõ ràng,đây là điều mà lãnh đạo tỉnh,chính quyền các cấp và nông dân Sóc Trăng đang hướng đến.

Với lợi thế điều kiện chăn nuôi thuận lợi, việc hỗ trợ bò cho người dân miền núi đã mang lại kết quả khả quan. Dự án này đang được tiếp tục nhân rộng, huy động các nguồn lực xã hội để giúp người dân miền núi thoát nghèo.

Trăn thịt loại khoảng 6 kg/con đang được nhiều thương lái và cơ sở thu mua ở mức 300.000-310.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; còn trăn loại khoảng 30 kg/con trở lên có giá khoảng 260.000-270.000 đồng/kg. Do giá trăn thịt ở mức khá cao đã kích thích người dân phát triển nuôi nên trăn giống đang có giá từ 400.000- 450.000 đồng/con (loại khoảng 100-150 gram/con).

Vợ chồng anh Ba Lệ Bắc trú xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên có 10 sào đất màu chuyên canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Năm ngoái, họ dành nửa diện tích trồng ớt, còn nửa tỉa bắp lai. Nhờ đất giàu dinh dưỡng, nước tưới dồi dào, cây sinh trưởng tốt nên anh Ba hái được tổng cộng 7 tấn quả tươi từ 5 sào ớt.