Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng bằng sông Cửu Long tích cực phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái

Đồng bằng sông Cửu Long tích cực phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái
Ngày đăng: 24/09/2015

Tham dự có đại diện lãnh đạo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Trồng Trọt, Hội Làm vườn Việt Nam và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông của nhiều địa phương tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo báo cáo của Tiến sĩ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, hiện nay trái cây Việt Nam đa xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam đạt gần 1,5 tỉ USD tăng 15% so với năm 2013.

Dự báo năm 2015 tổng nhu cầu nhập trái cây của thế giới sẽ vào khoảng 3,6 triệu tấn/năm, và trái cây Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long có cơ hội lớn để gia nhập sâu rộng vào thị trường thế giới.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu tại diễn đàn

Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu lớn mở rộng kéo theo diện tích sản xuất cây ăn quả của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên khó kiểm soát, các loại dịch hại tăng lên nhiều.

Tính đến tháng 8 năm nay, nhiều diện tích trồng cây ăn trái bị nhiễm sâu bệnh nặng chủ yếu là đốm nâu gây hại thanh long, bệnh chổi rồng, bệnh greening gây hại cục bộ trên cây có múi.

Tình hình bệnh càng diễn ra phức tạp và lan nhanh trên diện rộng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng. Hơn nữa, do chưa xác định được tác nhân gây bệnh nên nhiều nhà vườn chưa có biện pháp phòng trừ bệnh phù hợp, chỉ xử lý bệnh dựa vào thói quen và kinh nghiệm..

Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo sản xuất rải vụ thu hoạch cây ăn quả chủ lực, đồng thời ban hành các quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn; quy trình kỹ thuật phòng chống đốm nâu hại thanh long để tạm thời phòng trị các bệnh hại.

Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu

Tham gia diễn đàn, nhiều nông dân đã được nâng cao nhận thức, được tuyên truyền về các biện pháp điều trị bệnh hại trên cây ăn quả, đồng thời là dịp để bà con giao lưu, trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc triển khai áp dụng biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn trái an toàn.


Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương ra quân diệt chuột Khẩn trương ra quân diệt chuột

Theo kế hoạch, ngoài việc sản xuất 9.000ha đậu phụng, 6.000ha bắp và hơn 10.000ha rau màu các loại, vụ đông xuân 2015 - 2016 nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành gieo sạ 42.500ha lúa (thời gian xuống giống từ 15.12.2015 đến 5.1.2016).

26/11/2015
Khan hiếm giống ớt Ấn Độ mới 403 Khan hiếm giống ớt Ấn Độ mới 403

Thời điểm này, tại các vùng Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên… nhiều nông hộ gặp khó vì khan hiếm giống ớt Ấn Độ mới 403, khi mùa vụ đã cận kề. Không chỉ mua giống giá cao gấp đôi, gấp ba; nhiều nông hộ còn mua phải hạt giống trôi nổi, giống giả…

26/11/2015
Trại gà của chàng kỹ sư tin học Trại gà của chàng kỹ sư tin học

Việc đầu tư nuôi gà Đông Tảo đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho chàng kỹ sư tin học Phan Văn Sang (thôn Quý Phước, Bình Quý, Thăng Bình).

26/11/2015
Phát triển hơn 14ha diện tích trồng cây dược liệu ở Tây Giang Phát triển hơn 14ha diện tích trồng cây dược liệu ở Tây Giang

Tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tây Giang, qua các đợt khảo sát, đến nay các hộ dân trên địa bàn huyện đã trồng được hơn 14ha diện tích cây dược liệu đảng sâm và ba kích.

26/11/2015
Ưu thế của nghề lưới rê hỗn hợp Ưu thế của nghề lưới rê hỗn hợp

Nghề lưới rê hỗn hợp được ngư dân ứng dụng và phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây đã đem lại hiệu quả khả quan.

26/11/2015