Đón Bằng Công Nhận Làng Nghề Chè Truyền Thống

Nhân dân 3 xóm Hồng Lương, Văn Lương 1 và Văn Lương 2, xã Trung Lương (Định Hóa) vừa tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Làng nghề chè truyền thống.
3 xóm hiện có 151 hộ, trên 500 nhân khẩu, hầu hết các hộ dân nơi đây di cư từ tỉnh Thái Bình đến sinh sống, phát triển kinh tế tại xã Trung Lương.
Với truyền thống cần cù, chịu khó, bà con nhân dân các thôn đã tích cực phát triển kinh tế, đưa cây chè là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế. Diện tích chè của 3 xóm là 56 ha, trong đó có khoảng 40% diện tích đã dược chuyển đổi sang trồng các giống chè cành cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, PH1, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên.
Thời gian qua, nhiều hộ dân đã tích cực tìm hiểu, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè, nhờ đó năng suất, chất lượng sản phẩm chè ngày càng được nâng cao. Tổng sản lượng chè của 3 xóm đạt trung bình từ 85-90 tạ/ha/năm. Sản phẩm chè tươi, chè khô của nhân dân trong thôn nhiều năm nay không phải đem đi bán mà được các tiểu tương thu mua ngay tại gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Nguồn bài viết: http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/don-bang-cong-nhan-lang-nghe-che-truyen-thong-222708-108.html
Có thể bạn quan tâm

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hút đông đảo nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, thoát nghèo, trong đó có ông Văng Thành Trưởng, ở ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức.

Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.

Nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp đang đẩy mạnh mô hình trồng cóc Thái Lan cho thu nhập khá cao. Bà Nguyễn Thị Sậu, nông dân ấp Hòa Mỹ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh cho biết, đây là loại cóc được nhân giống từ Thái Lan đem về, với những ưu điểm như: Trồng chỉ 6 tháng là cho trái và giá bán cóc non dao động khoảng 10.000 đồng/kg, cao gấp đôi so cóc địa phương.