Thương lái mua cây thốt nốt bán sang Trung Quốc

Theo tìm hiểu của PV, nhóm này thu mua thốt nốt ở các xã Văn Giáo, An Cư, Tân Lợi và các xã có đông đồng bào dân tộc khmer của huyện Tịnh Biên rồi tập kết lên xe đang đậu ở tỉnh lộ 948 khu vực Dốc Bà Đắc, xã Thới Sơn.
Ông M. (quê ở Đồng Nai) theo đoàn xe chở cây thốt nốt ra chỗ tập kết cho biết, nhóm ông đã thu mua thốt nốt ở khu vực này gần 10 ngày nay. Số cây thốt nốt đang vận chuyển lên xe này là 16 cây lớn nhỏ. Mỗi cây thốt nốt khi được vận chuyển ra đến tận đường đã có giá gần 2 triệu đồng/cây.
Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn bán một số cây thốt nốt thì ông M. nói: “Ở đây không có mua được, trong các phum, sóc đã có người rồi, anh muốn bán thì liên hệ với mấy ông đó biết tiếng khmer. Do mưa quá nên mấy ngày nay chỉ có bấy nhiêu thôi!”.
Những chiếc xe tải của các tay buôn thốt nốt chờ sẵn ở tỉnh lộ 948.
Cũng theo ông M., để lấy được một cây thốt nốt (cả rễ) thì nhóm của ông đã huy động cả xe tải và xe kéo mới có thể “bứng” lên được.
“Giá mua tại chỗ theo tôi biết chỉ có 500.000 đồng/cây nhưng vì có thêm tiền xe cẩu, xe kéo và vận chuyển nữa nên tính ra gần 2 triệu đồng/cây là vậy!” – ông M. nói.
Theo ông M. số cây thốt nốt này chuyển về Hà Nội rồi bán cho các thương lái Trung Quốc.
Chiều 22.9, ông Nguyễn Hùng Cường, Chánh văn phòng UBND Huyện Tịnh Biên cho biết, cách nay vài tháng xã An Cư đã bắt một trường hợp thu mua hàng chục cây thốt nốt trái phép nên đã lập văn bản kiến nghị ngành Kiểm lâm và Nông nghiệp tỉnh có chủ trương đưa cây này vào loại danh mục cấm mua bán để bảo vệ loại đặc sản này.
“Nếu việc mua bán lén lút này diễn ra lâu thì e rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến đặc sản thốt nốt trong thời gian tới nhưng kiến nghị tỉnh đến giờ vẫn chưa có văn bản trả lời. Sau khi tiếp nhận thông tin chúng tôi sẽ tiếp tục báo cáo kiến nghị tiếp để bảo vệ đặc sản này”, ông Cường nói.
Trước tình trạng mua bán cây thốt nốt - một loại đặc sản của An Giang, UBND huyện Tri Tôn, Tịnh Biên đã kiến nghị với UBND tỉnh An Giang đưa cây nốt nốt vào danh sách cây cấm mua bán, nhằm bảo tồn loài cây này.
Còn ông Đỗ Minh Trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết, cách đây một tháng huyện đã bắt được một xe tải chở hàng chục cây thốt nốt tuổi đời trên 15 năm tuổi nên đã giao cho công an xử lý.
“Quan điểm của huyện là phải bảo tồn giống cây này vì nó là đặc sản tạo nên thương hiệu vùng Bảy Núi nhưng hiện nay cây này nằm ngoài danh mục nên đã kiến nghị về tỉnh để cấm mua bán và có biện pháp xử lý mạnh tay hơn.
Ngoài ra, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con hiểu rõ hơn về lợi ích của việc trồng cây này hơn là buôn bán theo lợi ích trước mắt”, ông Trí nói.
Theo nhiều người sống ở vùng Bảy Núi cho biết, cây thốt nốt sử dụng được nước và trái phải mất đến vài chục năm chăm sóc nhưng việc đốn bán như hiện nay không khéo khiến vùng này mất dần cây đặc sản độc đáo ở miền Tây này
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 2 năm đưa vào thử nghiệm, mô hình nuôi cá hồi vân tại thôn Lao Chải, xã Nậm Chảy (Mường Khương, Lào Cai) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, hứa hẹn mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho đồng bào nơi đây.

Đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 25-7 đến ngày 5-8 gây thiệt hại lớn đến nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 8 năm 2015 ước đạt 332 ngàn tấn, giảm 1,5% so với cùng kì năm trước, tuy nhiên tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.269 ngàn tấn.

Ông Nguyễn Trung Song, ấp 4, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, chọn nuôi cá lóc bông để làm giàu. Mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả, giúp gia đình thu lợi nhuận 500 triệu đồng/năm.

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Antesco Huỳnh Quang Đấu cho biết: Thời điểm này năm ngoái, công ty thu mua 3 - 4 tấn cá linh mỗi ngày để chế biến các sản phẩm đóng hộp.