Điêu Đứng Vì Nuôi Chồn Nhung Đen

Thời gian gần đây, nhiều hộ chăn nuôi ở TT-Huế đang điêu đứng vì mô hình nuôi chồn nhung đen.
Gia đình ông Lê Văn Lộc, ở thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang hơn một tháng nay đang đứng ngồi không yên theo đàn chồn nhung đen. Từ mối quan hệ cá nhân với ông Đoàn Việt Châu (Hà Nội), gia đình ông Lộc đã nhận chồn nhung đen về nuôi.
Viễn cảnh mà người bán giống cho bà con nông dân vẽ ra đó là sau khi chồn sinh sản 3 tháng là có thể bán được, với giá thu mua mỗi con một triệu đồng, chi phí lại thấp, bởi thức ăn chủ yếu của chồn nhung đen là rau cỏ.
Hiện nay, đàn chồn nhung đen nhà ông Lộc đã sinh sản lên đến 100 con, nhưng ông Đoàn Việt Châu - người bán giống với những lời hứa hẹn bao tiêu sản phẩm lại tìm mãi không thấy đâu.
Theo thống kê của Chi cục thú y tỉnh TT-Huế, cơ quan này đã ghi nhận được 7 hộ đang nuôi chồn nhung đen với tổng số gần 700 con, thuộc địa bàn các xã Bình Thành, Bình Điền, Phú Mậu và TP Huế.
Ông Trần Văn Tâm, Phó Chi cục trưởng, Chi cục thú y tỉnh nói: “Việc nuôi chồn nhung đen phải ngăn chặn và không cho phát tán, vì loài vật nuôi này không nằm trong danh mục được Bộ NN&PTNT cho phép. Sau khi phát hiện một số hộ dân nuôi, chúng tôi đã phối hợp với UBND huyện, thành phố, phòng Nông nghiêp, Công an tiến hành kiểm tra lập biên bản và có văn bản báo cáo xin ý kiến chỉ đạo xử lý”.
Chồn nhung đen thuộc họ chuột, giống này được đưa vào Việt Nam từ Trung Quốc. Được biết, từ năm 2007, Viện Chăn nuôi đã tiến hành nuôi khảo nghiệm chồn nhung đen nhưng vẫn chưa có báo cáo chính thức nào liên quan đến loại vật nuôi này. Vì vậy, cho đến nay chồn nhung đen dù không nằm trong danh mục vật nuôi của Bộ NN&PTNT, nhưng vẫn chưa có giải pháp xử lý.
Ông Trần Hữu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mâu, huyện Phú Vang cho biết: “Để đảm bảo quyền lợi cho bà con, địa phương chúng tôi cũng kiến nghị các cơ quan chức năng có quyết định giải quyết những tồn tại để giúp đỡ người nông dân, vì nuôi chồn nhung đen lâu ngày rất tốn kém”.
Trong khi chờ đợi Bộ NN&PTNT có hướng xử lý đối với chồn nhung đen, thì nhiều hộ nông dân TT-Huế đang lâm vào cảnh bán không được, nuôi cũng không xong, lại ôm thêm đống nợ đã đầu tư vào chồn nhung đen trong suốt thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm

Ao nuôi tôm không quá lớn, là một biện pháp tránh rủi ro, vì nếu có hỏng ao này còn ao kia. Khi bệnh tôm phát sinh, ao nuôi nhỏ sẽ dễ xử lý và ít tốn kém hơn. Nếu dụng cụ, máy móc của một trong số ao này bị hỏng có thể di chuyển bổ sung cho nhau để giải quyết tạm thời. Diện tích tối ưu của ao nuôi tôm nên từ 3.000-5.000m2.

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi 47,4 tỉ đồng bồi thường thiệt hại 102 ao nuôi các loài thủy sản, với diện tích gần 37,3 ha, chiếm gần 63% so với tổng diện tích tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.

Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.