Chi Gần 50 Tỉ Đồng Bồi Thường Bảo Hiểm Thủy Sản

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi 47,4 tỉ đồng bồi thường thiệt hại 102 ao nuôi các loài thủy sản, với diện tích gần 37,3 ha, chiếm gần 63% so với tổng diện tích tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, có 45 ao nuôi cá tra với tổng diện tích 14,28 ha, 47 ao nuôi tôm thẻ chân trắng 18,53 ha và 10 ao nuôi tôm sú trên diện tích 4,45 ha. Cũng theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, việc triển khai thí điểm bảo hiểm thủy sản ở Trà Vinh diễn ra trong thời điểm dịch bệnh phát sinh nhiều và phức tạp hơn so với những năm trước.
Trà Vinh là 1 trong 5 tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh được giao nhiệm vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Qua gần 2 năm triển khai, kể từ tháng 3-2012, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã ký 113 hợp đồng, với tổng diện tích bảo hiểm gần 59 ha, tổng phí bảo hiểm 10,172 tỉ đồng. Trong đó, có 59 hợp đồng bảo hiểm cá tra, với diện tích 19,7 ha; 44 hợp đồng tôm thẻ chân trắng, với diện tích 32,88 ha và 10 hợp đồng tôm sú, với diện tích 6,34 ha.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào nuôi rắn ri voi (ri tượng) phát triển mạnh ở Cà Mau và các tỉnh ÐBSCL. Giá rắn ri voi thương phẩm và rắn giống rất cao, nên nhiều bà con quan tâm và chọn nuôi loài động vật này để phát triển kinh tế. Nhiều kiểu nuôi rắn được áp dụng như: nuôi trong khạp, trong lưới, trong bể xi-măng, trong ao đất…

Những năm gần đây, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai, nông dân xã Văn Lãng, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với những ưu điểm nổi bật như phòng tránh dịch bệnh, chất thải tự tiêu, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí đầu vào, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ an toàn phục vụ cho sản xuất trồng trọt… đệm lót sinh học (ĐLSH) đang được nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sử dụng.

Nằm tách biệt với khu dân cư, cách trung tâm xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) khoảng 2km về phía tây, trang trại nuôi heo khép kín với diện tích hơn 2.000m2 của ông Đoàn Đắc Đức (trú tại thôn 3, xã Ea Kao) lọt thỏm trong khu rừng do ông nhận quản lý, bảo vệ.

Về thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc, Ninh Thuận), nói đến trang trại gà của anh Vũ Yên Sơn, ai cũng tấm tắc khen ngợi về quy mô, sự đầu tư cũng như cách nuôi gà của chủ gia trại này. Nhờ áp dụng công nghệ mới trong chăn nuôi mà trang trại của anh luôn hạn chế thấp nhất những rủi ro về dịch bệnh.