Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Gấp 4 Lần Tôm Sú

Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Gấp 4 Lần Tôm Sú
Ngày đăng: 02/12/2013

Theo Chi cục Thủy sản, năm 2013, nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có sự chuyển đổi đối tượng nuôi một cách rõ rệt, đa số hộ nuôi tôm chọn thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Nếu như năm 2012, diện tích thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng là tương đương nhau thì năm nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cao gần gấp 4 lần diện tích thả nuôi tôm sú.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi tôm nước lợ trên diện tích 5.436,7 ha với 2.673,5 triệu giống, chiếm 145% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh, đạt 109% so với kế hoạch năm 2013. Sản lượng tôm thu hoạch là 12.513,5 tấn. Diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh bị thiệt hại là 774,3 ha, chiếm 22,6% tổng diện tích thả nuôi theo hình thức này. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất vào khoảng từ tháng 2 - 6, các bệnh hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng gây chết tôm từ 15 - 50 ngày tuổi đã gây ra nhiều thiệt hại cho người nuôi.

Cuối năm, tình hình dịch bệnh chỉ xảy ra rải rác tại một số nơi, diện tích thiệt hại không đáng kể, hầu hết những hộ nuôi tôm thu hoạch trong thời gian này đều có lãi lớn do giá tôm thương phẩm đang ở mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Đến nay, giá tôm thẻ loại 100 con/kg dao động trong khoảng 95.000 - 135.000 đồng/kg; loại 40 con/kg dao động ở mức 120.000 - 170.000 đồng/kg. Giá tôm sú loại 40 con/kg dao động ở mức 180.000 - 220.000 đồng/kg; loại 30 con/kg dao động từ 200.000 - 240.000 đồng/kg.

Theo ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tiền Giang, năm 2014, toàn tỉnh sẽ thả nuôi khoảng 3.500 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Bên cạnh đó, thả nuôi 2.046 ha tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến. Tổng sản lượng tôm thu hoạch khoảng 19.300 tấn.

Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt kết quả tốt, ông Hội cho biết, ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp với địa phương tăng cường tuyên truyền Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Đồng thời, ban hành thông báo khuyến cáo thời gian ngưng thả tôm và khung lịch thời vụ thả nuôi tôm; tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, vận động thành lập và củng cố lại các tổ quản lý cộng đồng, thực hiện thí điểm và tiến tới nhân rộng mô hình sản xuất theo VietGAP.


Có thể bạn quan tâm

Trình Diễn Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Đối Mục Thương Phẩm Trình Diễn Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Đối Mục Thương Phẩm

Tại các tỉnh ven biển khu vực Nam Bộ, từ nhiều năm nay nghề nuôi tôm thường mang lại nhuận cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp khiến cho rủi ro đối với người nuôi tôm cũng rất cao.

14/02/2015
Điểm Mới Trong Cách Nuôi Lươn Đem Lại Hiệu Quả Cao Điểm Mới Trong Cách Nuôi Lươn Đem Lại Hiệu Quả Cao

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng trong vài năm gần đây đã được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng với nhiều hình thức khác nhau và cho kết quả rất khả quan, trong đó phải kể đến chú Bảy Tạo, ở ấp Long Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

14/02/2015
Long Kiến (An Giang) Góp Vốn Nuôi Bò Long Kiến (An Giang) Góp Vốn Nuôi Bò

Tỷ lệ góp vốn tính theo cổ phần (mỗi cổ phần trị giá 1 triệu đồng), xã đã huy động 220 cổ phần (220 triệu đồng) để mua 10 con bò cọp giao cho 5 hộ nuôi. Sau khi bán bò, lợi nhuận sẽ được chia cho nông dân 60%, còn lại 40% góp vào vốn để tiếp tục giúp đỡ các gia đình khác.

14/02/2015
Đắt Hàng Gà Đông Tảo Vào Dịp Tết Đắt Hàng Gà Đông Tảo Vào Dịp Tết

Về xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) những ngày giáp Tết, người xe nườm nượp ra vào, những chiếc xe ô tô sang trọng về làng chở theo những chú gà Đông Tảo thô kệch, đôi chân to xù xì. Có lẽ ít giống gà nào lại được khách hàng đi xe ô tô sang săn đón vào dịp Tết nhiều như gà Đông Tảo…

14/02/2015
Ðắk Song (Đắk Nông) Phát Triển Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững Ðắk Song (Đắk Nông) Phát Triển Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững

Trong những năm gần đây, người dân các xã trên địa bàn huyện Đắk Song đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng an toàn, bền vững. Nông dân Đắk Song đang chuyển mạnh từ canh tác tự phát sang canh tác theo quy hoạch, chú trọng khâu lựa chọn giống và chế độ canh tác phù hợp cho từng chân đất đã đưa lại năng suất cao và phát triển bền vững.

14/02/2015