Công ty C.P Việt Nam ngưng hợp đồng chăn nuôi vĩnh viễn với trang trại có sử dụng chất tạo nạc

Nhân viên Công ty CP lấy nước tiểu heo xét nghiệm trước khi cho xuất chuồng.
Ngày 14.11, ông Đỗ Văn Thường- Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh tại Tây Ninh cho biết, trước tình hình các trang trại chăn nuôi heo sử dụng chất cấm (chất tạo nạc) tràn lan, gây mất lòng tin cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín đến các công ty chăn nuôi lớn.
Hiện Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đang áp dụng hình thức quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc thú y, thức ăn trong chăn nuôi, trong đó có biện pháp tầm soát dư lượng chất cấm ngay từ khi con heo giống nhập chuồng và chuẩn bị xuất bán ra thị trường.
Theo ông Thường, kể từ ngày 10.8.2015, đối với những trang trại nuôi heo thịt có hợp đồng chăn nuôi với Công ty đều được lấy mẫu xét nghiệm để tìm dư lượng của 2 loại chất cấm thường sử dụng trong chăn nuôi là Salbutamol và Clenbuterol trước khi xuất bán 7 ngày.
Trường hợp mẫu xét nghiệm phát hiện có dương tính với một trong hai loại chất cấm kể trên, Công ty sẽ ngưng hợp đồng chăn nuôi vĩnh viễn với trang trại vi phạm;
Đồng thời chủ trang trại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và các thiệt hại khác về hành vi vi phạm của mình.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 60 trang trại nuôi heo đang ký hợp đồng chăn nuôi với Công ty C.P Việt Nam bằng hình thức nuôi gia công (Công ty đầu tư con giống, thức ăn, quy trình vắc xin, thuốc thú y...), với số lượng đạt 120.000 con heo thịt/năm, chiếm khoảng 40% số đầu heo chăn nuôi trong toàn tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Mấy- Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh, qua công tác kiểm tra dư lượng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm đến nay chưa phát hiện có trang trại nào thuộc hệ thống chăn nuôi của Công ty C.P Việt Nam chi nhánh tại Tây Ninh có vi phạm về sử dụng chất tạo nạc.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê, trong đó đã phát huy tính chủ động của người nông dân trong việc xây dựng các mô hình điểm.

Không chỉ lớn về diện tích mà Yên Bái còn có trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao rất quý hiếm không phải địa phương nào cũng có. Tuy nhiên, do trồng nhỏ lẻ, phân tán cùng với công nghệ chế biến chưa hiện đại nên diện tích chè đặc sản Shan tuyết vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, thế mạnh.