Diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên lúa hè thu tăng

Các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến trổ đòng bị nhiễm rầy nâu với mật số trung bình 500 - 1.000 con/m2, chủ yếu ấu trùng tuổi 5 tập trung tại quận Thốt Nốt. Tuần qua, có 855 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, tăng 227 ha so cùng kỳ năm 2014, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5 - 10%, phân bố tại các huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai và quận Thốt Nốt, Bình Thủy.
Ngoài ra, một số diện tích lúa hè thu 2015 ở huyện Vĩnh Thạnh còn bị bù lạch gây hại với diện tích khoảng 232ha. Căn cứ vào điều kiện thời tiết, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, ngành nông nghiệp dự báo rầy nâu và bệnh đạo ôn lá tiếp tục là đối tượng gây hại chủ yếu trong những ngày tới.
Ngoài ra, nông dân cần lưu ý bù lạch, ốc bươu vàng, muỗi hành; tình trạng thiếu nước đầu vụ và hiện tượng ngộ độc hữu cơ ở những ruộng lúa không đảm bảo thời gian cách ly khi gieo sạ, vệ sinh đồng ruộng kém…
Có thể bạn quan tâm

Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.

Các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ vì giá đang giảm thấp, môi trường nuôi ngày một xuống cấp, chi phí đầu tư tăng cao

Trong khi trang trại đang gặp khó khăn về diện tích, vốn đầu tư thì nhiều mô hình chăn nuôi gia trại tại xã Phong Sơn (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Chè Việt Nam XK đang vướng vào tình trạng “đã nghèo còn neo” khi giá XK vốn thấp, lại còn bị đối tác nước ngoài trả lại do tồn dư vượt mức cho phép hoạt chất thuốc BVTV, về đến cảng vẫn bị đánh thuế NK đến 40%.

Theo Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE, Bộ Công thương), Việt Nam hiện đứng thứ 6 trên thế giới và thứ 2 ở châu Á (sau Trung Quốc) về XK mật ong.