Cua Biển Năm Căn Xây Dựng Thương Hiệu

Ông Huỳnh Thúc Bình, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, cho biết: huyện Năm Căn đã lập các thủ tục cần thiết đăng ký thương hiệu tập thể cho con cua biển Năm Căn và đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh xem xét công nhận vào đầu năm 2012.
Tuy nhiên, vấn đề quan tâm là việc sau khi được công nhận thương hiệu tập thể cho cua biển Năm Căn, đòi hỏi địa phương cần quy hoạch hợp lý diện tích nuôi cua thương phẩm, khuyến khích nông dân mở rộng diện tích nuôi cua chuyên canh để đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với đó là việc bảo vệ và quảng bá sâu rộng thương hiệu cua biển Năm Căn là mặt hàng đặc sản vùng biển Cà Mau có chất lượng thịt ngon, chắc khỏe.
Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm xen canh với nuôi cua lớn nhất của tỉnh Cà Mau, với hơn 25.600 ha. Nơi đây còn là đầu mối tập kết của hàng trăm thương lái trong tỉnh, hàng ngày thu gom cua ở các vuông tôm vận chuyển đến bán cho các chủ vựa thu mua cua tại thị trấn Năm Căn.
Hiện tại, huyện Năm Căn có gần 50 vựa thu mua cua với sản lượng bình quân 15 tấn/ngày, trị giá khoảng 3 tỷ đồng. Sản lượng cua, nhất là mặt hàng cua gạch chiếm đến 70% sản lượng sẽ được vận chuyển sang tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc bằng đường hàng không; sản lượng cua còn lại sẽ được tiêu thụ chủ yều tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.

Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.

Nói đến cá bông lau, người ta nghĩ ngay đến sông Vàm Nao. Đây là đoạn sông lớn nhất nối sông Tiền với sông Hậu, gắn với nhiều câu chuyện huyền bí của dân “bà cậu”. Xem săn cá bông lau, rồi chế biến ngay trên dòng sông Hậu, kết hợp với tự tay hái bắp, bẻ cà, thu hoạch ấu… đang trở thành tour du lịch thú vị với những người yêu sông nước.

Nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang đang phát triển mạnh. Sản lượng năm 2014 đạt hơn 29,5 nghìn tấn, đứng đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc. Toàn tỉnh đã hình thành nhiều khu nuôi thâm canh và bán thâm canh, khu sản xuất hàng hóa tập trung.