Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diêm Dân Chuyển Hướng Sản Xuất Muối Trải Bạt

Diêm Dân Chuyển Hướng Sản Xuất Muối Trải Bạt
Ngày đăng: 20/03/2014

Xã Lý Nhơn được xem là nơi sản xuất muối chiếm diện tích lớn nhất tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã đã mạnh dạn chuyển đổi từ hình thức sản xuất muối truyền thống (trên nền đất) sang sản xuất muối sạch trên bạt (muối trải bạt).

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Lý Nhơn, đến nay tại xã có khoảng 600ha muối được sản xuất theo hình thức muối trải bạt, chiếm 80% diện tích muối trên địa bàn xã. Hình thức sản xuất này đã và đang mang lại kết quả tốt cho các diêm dân.

Ông Phạm Văn Thuận - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, diện tích muối trải bạt tại xã tăng nhanh, nếu như năm 2013 chỉ gần 400ha thì đầu năm 2014 đã tăng lên hơn 600ha. Hiện các ruộng muối đang trong thời kỳ thu hoạch, năng suất cao hơn và giá muối bán ra thị trường cũng cao hơn loại sản xuất theo hình thức thông thường.

Nói về hiệu quả của sản xuất muối trải bạt, diêm dân Dương Minh Hoàng ở ấp Lý Thái Bửu cho biết, so với muối truyền thống, muối trải bạt năng suất cao hơn từ 15 - 20 tấn/ha. Ruộng muối sau khi dẫn nước vào thì khoảng 1 tuần có thể thu hoạch được, còn sản xuất thông thường thì mất phải ít nhất 10 ngày.

Theo nhiều diêm dân tại đây, việc sản xuất theo phương pháp trải bạt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong khi việc đầu tư bạt để trải thì không mất nhiều tiền, mà còn được thành phố hỗ trợ vốn vay để thực hiện. Sau mỗi vụ thu hoạch, bạt được thu về và dùng cho từ 3 – 5 vụ tiếp theo. Đặc biệt, muối thu về rất sạch sẽ nên giá cao hơn sản xuất muối đất, thương lái đến tận nơi để thu mua, không lo về đầu ra.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, phương pháp sản xuất muối trải bạt có chi phí cao hơn sản xuất muối thông thường gần 50%, nhưng hiệu quả thì vượt trội. Muối có độ trắng cao, sạch hơn và có độ mặn cao hơn, thể hiện qua chỉ tiêu tạp chất không tan hết sức nhỏ và hàm lượng NaCl cao hơn. Năng suất tăng hơn từ 1,2 - 1,7 lần và giá bán cao hơn 10 - 20% so với phương pháp sản xuất truyền thống.

Hiện nay UBND huyện Cần Giờ đang khuyến khích diêm dân chuyển đổi hình thức sản xuất muối truyền thống sang muối trải bạt nhằm tăng thu nhập, cũng như phát triển làng nghề muối truyền thống của huyện.

Để phát triển mô hình này, các hộ sản xuất muối được ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn mua bạt trong thời hạn 3 năm. Tùy theo diện tích sản xuất muối mà diêm dân được hỗ trợ các mức vay vốn sản xuất khác nhau để yên tâm đầu tư sản xuất. Chính vì vậy các diêm dân tại xã Lý Nhơn nói riêng và tại huyện Cần Giờ nói chung đang khá “kết” phương pháp sản xuất muối này.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

Bộ NNPTNT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắc ca. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho mắc ca phát triển tại Việt Nam. NTNN xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca theo hướng dẫn của Bộ để nông dân áp dụng vào sản xuất.

17/08/2015
Phân bón Văn Điển nâng cao chất lượng cây thanh long Phân bón Văn Điển nâng cao chất lượng cây thanh long

Tại Việt Nam, giống cây thanh long khá đa dạng: Ruột trắng vỏ đỏ, ruột trắng vỏ vàng, ruột đỏ vỏ đỏ, ruột tím hồng vỏ đỏ. Trong đó các giống có ruột màu có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao hơn ruột trắng. Qua quá trình sản xuất, nhiều nhà vườn có kinh nghiệm đã lựa chọn, sử dụng phân bón Văn Điển bón cho cây thanh long phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

17/08/2015
Thành tỷ phú từ nghề từng coi là khó nhọc và vô vọng Thành tỷ phú từ nghề từng coi là khó nhọc và vô vọng

Sinh ra trong gia đình thuần nông, chị Trương Thị Miền, tổ 9, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang (Gia Lai) từng nghĩ làm nghề nông may lắm cũng chỉ đủ ăn… Nhưng nay chị đã trở thành tỷ phú từ cái nghề mà chị từng coi là khó nhọc và vô vọng…

17/08/2015
Sốt giống nhãn kháng bệnh chổi rồng Sốt giống nhãn kháng bệnh chổi rồng

Vườn nhãn ghép của ông Xê đã được 3 năm, phát triển xanh tốt, tỷ lệ 99% kháng được bệnh chổi rồng. Ông Xê cũng đã thử nghiệm xử lý cho 10 cây ra trái, kết quả đậu sai, trái lớn, hạt nhỏ, cơm dày và rất thơm ngon.

17/08/2015
Bảy Núi vào mùa làm đặc sản khô nhái Bảy Núi vào mùa làm đặc sản khô nhái

Cứ khoảng giữa mùa mưa (từ hạ tuần tháng 6 âm lịch) hàng năm, người dân vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang lại bắt đầu làm đặc sản khô nhái.

17/08/2015