Thành tỷ phú từ nghề từng coi là khó nhọc và vô vọng

Giống như bao phụ nữ khác, chị Trương Thị Miền khi lập gia đình chỉ quanh quẩn với công việc bếp núc và mảnh vườn nhỏ trước nhà trồng đủ các thứ rau màu.
Có thể cuộc đời chị rồi sẽ trôi qua trong bình lặng. Nhưng cách nhìn của chị đã thay đổi hoàn toàn kể từ sau khi chị gia nhập Hội ND xã Kon Dơng. Qua nhiều lần sinh hoạt mà ở đó cán bộ hội, hội viên, ND trao đổi sôi nổi về trồng cà phê, hồ tiêu, bời lời-những thông tin mà trước kia chị không mấy quan tâm, để ý.
Từ những thông tin qua sinh hoạt, chị Miền quyết định vay vốn ngân hàng trồng 1,2ha cà phê. Sau một vài năm, lợi nhuận từ cây cà phê không những giúp chị trả được nợ mà còn có tích lũy. Không dừng lại, chị Miền tiếp tục dùng vốn tích lũy, vay thêm ngân hàng để trồng thêm gần 7ha cà phê. Để đa dạng cây trồng, phân tán rủi ro, chị trồng thêm bời lời và hồ tiêu… Từ một người chỉ biết quanh quẩn với mảnh vườn, giờ chị Miền đã biết tính toán, cân nhắc. Giờ đây mỗi năm chị có lợi nhuận từ cà phê, hồ tiêu, bời lời lên tới 1,3 tỷ đồng. Mô hình trồng cà phê của chị tạo việc làm thường xuyên và mùa vụ cho hơn 40 lao động.
Kinh tế ổn định, chị Miền có điều kiện tham gia công tác xã hội. Với cương vị Phó Chủ tịch Hội ND thị trấn Kon Dơng, chị càng làm việc nhiều hơn. Chị nuôi thêm rắn mối, làm dịch vụ vận tải. Chị tâm sự: “Làm cho mình, nhưng đồng thời là để “đánh thức”, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với bà con, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số...”. Qua sự hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, chị Miền và các cán bộ Hội ND thị trấn Kon Dơng đã góp phần giúp nhiều hộ hội viên là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn biết thâm canh cà phê, hồ tiêu, trồng bời lời, cuộc sống được cải thiện đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm nghiên cứu, đánh giá khả năng thích nghi cũng như hiệu quả kinh tế từ trồng cây chùm ngây trên đồng đất Thái Nguyên, cuối năm 2014, Kỹ sư (KS) Vũ Trung Thành, thuộc Trung tâm thực hành Thực nghiệm (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) đã lập Dự án và được Hội đồng Khoa học của tỉnh phê duyệt đưa vào trồng thử nghiệm hơn 2ha cây chùm ngây tại địa bàn T.X Sông Công và huyện Đồng Hỷ bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Viện Y học Biển Việt Nam vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố trao tặng ngư dân thuộc 2 quận Đồ Sơn, Dương Kinh và huyện Kiến Thụy 93 tủ thuốc.

Trong tháng 5-2015, ngư dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) vươn khơi đánh bắt xa bờ, ước sản lượng khai thác trong tháng đạt 1.220 tấn, tăng 2,4 lần so với tháng trước; nâng tổng sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay lên 8.560 tấn.

Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng thủy sản trong tháng 5 tăng 2,4% so với tháng 5/2014. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 257 nghìn tấn (sản lượng khai thác hải sản đạt 242 nghìn tấn, sản lượng khai thác nội địa đạt 15 nghìn tấn). Lũy kế từ đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 2,4 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng nuôi trồng đạt 351 nghìn tấn.

Hội thảo quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 tổ chức tại Bạc Liêu là diễn đàn thảo luận giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất con giống và người nuôi tôm. Vấn đề được các đại biểu quan tâm hàng đầu tại hội thảo là đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản và chất lượng tôm giống. Hai nội dung này được bàn luận sôi nổi tại hội thảo.