Đi Gặt Từ 3 Giờ Sáng Để Tránh Nắng

Tại vựa lúa huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), mới 8 giờ sáng nhưng không khí trên những cánh đồng đã hầm hập như lò nung, trong khi bà con nông dân vẫn phải đánh vật với cái nóng để thu hoạch kịp thời vụ.
Trên ruộng lúa, anh Vương Quang Trung ở xã Sơn Thuỷ mặt mũi đỏ gay vì nắng nóng, mồ hôi nhễ nhại thở dài nói: "Nắng kinh khủng quá, lại trúng vào vụ gặt nên nông dân càng thêm cực. Vụ này gia đình tôi làm 3 mẫu lúa, đã 4 ngày đội nắng nhưng cũng mới thu hoạch được một nửa. Thuê thêm người thì không có, vì ngày mùa ai cũng lo gặt ruộng của mình. Trời cứ nắng nóng kéo dài như ri, e chúng tôi kiệt sức mất”.
Cạnh ruộng anh Trung, mới 9 giờ nhưng đám lúa gần 5 sào của gia đình bà Nguyễn Thị Thuỷ đã gặt xong, mọi người đang tập trung gánh lúa lên bờ để chất lên xe công nông chở về nhà. “Chúng tôi phải thức dậy từ 3 giờ sáng đi gặt để tránh nắng, chứ tầm 10 giờ trở đi là nắng nóng không thể chịu nổi" - bà Thuỷ cho hay.
Hơn 9 giờ sáng, nắng nóng mỗi lúc một gay gắt. Chúng tôi đi xuyên qua những cánh đồng lúa của 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ và thấy trong cái nắng chói chang, những ruộng lúa chín rực lên báo hiệu mùa no ấm. Lẫn đâu đó là những khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi của người nông dân, dẫu vất vả nhưng họ vẫn cười tươi, vì năm nay lúa đông xuân được mùa.
Ông Trần Đức Tài - Chủ tịch UBND xã An Thuỷ (Lệ Thuỷ) - địa phương trồng nhiều lúa nhất tỉnh Quảng Bình với 1.300ha, cho biết: Năm nay, năng suất lúa ở An Thủy đạt khoảng 70 tạ/ha, tăng 5 tạ so với vụ đông xuân năm ngoái và cao nhất từ trước đến nay. Còn theo đánh giá của Phòng NNPTNT huyện Lệ Thuỷ, bình quân năng suất lúa vụ đông xuân 2014 toàn huyện đạt 65,04 tạ/ha, tăng 3,04 tạ/ha so với năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích lớn nhất tỉnh, cây quýt ở Bạch Thông (Bắc Kạn) đã mang lại thu nhập cao cho hàng nghìn hộ dân. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho loại quả đặc sản này là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương và người dân.

Tiền Giang đang được Chính phủ New Zealand hỗ trợ ứng dụng những công nghệ và kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong việc phát triển và tiếp thị các giống hoa quả có giá trị kinh tế cao hướng đến xuất khẩu thông qua triển khai dự án Sáng kiến nông nghiệp mới.

Trái thanh long Bình Thuận ngoài xuất khẩu, thì nhiều người dù ở vùng miền nào trong nước cũng đều ít nhiều biết đến và thích dùng. Vậy nên, nhu cầu tổ chức tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa đang mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng này…

Trong số 5 tàu đầu tiên được chọn thí điểm khai thác cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản, riêng anh La Tình (xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) có 4 tàu. “Quy trình đánh bắt quá cầu kỳ, mất thời gian trong khi giá chỉ cao hơn giá cũ 20%. Đi hai trăng rồi 4 tàu lỗ 400 triệu”, anh Tình kể.

Tuy nhiên, việc canh tác hồ tiêu như hiện nay tại đây vẫn mang tính thiếu bền vững, tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, tuổi thọ vườn cây giảm dần, làm cho năng suất chất lượng vườn cây nhanh xuống thấp. Chính vì vậy việc triển khai các dự án, mô hình trồng tiêu bền vững là giải pháp quan trọng trong thời gian tới.