Trồng Lúa Đông Xuân Theo GAP

Sản xuất theo GAP (Good Agricultural Practices) gồm VietGAP, GlobalGAP,…nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý cây trồng, dinh dưỡng tổng hợp và chú ý phúc lợi của nông dân sản xuất lúa.
Sản xuất theo GAP cũng quan tâm đến vấn đề bền vững môi trường và kinh tế, xã hội trong cộng đồng nông thôn.
Sản xuất lúa theo GAP để đảm bảo chất lượng lúa an toàn - là yêu cầu số một. Tuy nhiên, cần phải kết hợp chọn những giống lúa có chất lượng cao hoặc lúa thơm để tăng giá trị.
Cục Trồng trọt nhấn mạnh tuyên truyền phổ biến sản xuất theo GAP và mô hình cánh đồng mẫu lớn theo hướng gắn kết từ đầu vào, liên kết sản xuất của nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ lúa. Khuyến cáo, tùy khả năng từng vùng, sử dụng các giống đặc sản như jasmine, VD 20, ST5…, các giống chất lượng cao như OM 6976, 6161, 5451, 2517, 4218, 5472, 4900; OMCS2000; VND95-20 và OM 8959, 6961, 6932, 6893, 6904, 11735 vừa được Bộ NNPTNT công nhận trong năm 2013.
Sản xuất theo GAP đặc biệt lưu ý đến phân bón vì nó ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn của cây lúa. Nếu bón quá nhiều phân đạm sẽ làm cho lúa dễ nhiễm sâu bệnh, dẫn đến phun thuốc nhiều gây độc hại con người và môi trường. Bón phân đạm nhiều cũng dễ dẫn đến việc tồn lưu nitrat trong hạt gạo cao hơn mức cho phép, tăng nguy cơ gây ung thư lâu dài cho người dùng và không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Khuyến cáo công thức phân bón cho lúa vụ đông xuân ở ĐBSCL trên 1ha là: 173 - 217kg urea + 180 - 360kg lân + 50 - 83kg kali. Có thể chia làm 3 đợt bón chính: Đợt 1: 7 – 10 ngày sau sạ (NSS), đợt 2: 18 – 22 NSS và đợt 3: 40 – 45 NSS.
Chú ý bón vào hai thời kỳ sinh trưởng mà lúa cần đạm nhiều nhất, đó là giai đoạn đầu sinh trưởng và giai đoạn hình thành gié (tượng đòng). Bón đạm giai đoạn đầu giúp cho lúa kích thích đẻ nhánh, đâm chồi cơ sở cho năng suất cao (nhiều bông) về sau. Bón phân giai đoạn hình thành gié sẽ giúp cho lúa nhiều bông, nhiều hạt và hạt to trên bông.
Tùy điều kiện sinh trưởng của giống lúa mà tăng giảm thời gian bón. Chú ý bón bổ sung phân hữu cơ nhằm cải tạo đất, giảm sâu bệnh, cung cấp thêm các yếu tố trung và vi lượng cho lúa. Ruộng có giữ lại các chất hữu cơ thì nên giảm lượng phân bón. Nên sử dụng bảng so màu lá lúa để không bón thừa đạm ở 2 đợt bón cuối.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, 2015 Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại mới tại Tây Ninh (quy mô 10.000 con), Hà Tĩnh (quy mô 3.000 con), Thanh Hóa 2 (quy mô 3.000 con) và Nông trường Thống Nhất, Thanh Hóa (quy mô 20.000 con).

Cây màu này đã góp phần quan trọng giúp bà con giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, cái khó của người trồng hành tím là giá cả không ổn định, thời tiết bất lợi dễ tác động đến năng suất và đặc biệt sâu xanh da láng thường xuất hiện nhiều, làm ảnh hưởng năng suất và tăng chi phí sản xuất.

Vụ đông xuân năm nay, bà con nông dân trồng bắp ở xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) hết sức vui mừng, vì lần đầu tiên họ được máy gặt đập bắp liên hợp hỗ trợ khâu thu hoạch.

Ngày 19-3-2014, tại xã Vang Quới Tây (Bình Đại - Bến Tre) Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre đã tổ chức hội thảo chương trình hợp tác bao tiêu trái dừa. Tham dự hội thảo có nông dân một số xã trồng nhiều dừa trong huyện.

Dù mới "bén rễ" ở vùng đất Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) được một thời gian ngắn, song cây thanh long đã thích hợp và đang phát triển trên vùng mới, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.