Đậu phụng được mùa, được giá

Đến nay, nông dân Bình Thuận đã thu hoạch được khoảng 380 ha đậu phụng vụ ĐX, đạt hơn 90% diện tích, năng suất đạt 40 tạ/ha, cao hơn gần 10 tạ/ha so với cùng vụ năm trước. Đây là vụ đậu phụng có năng suất cao nhất từ trước đến nay ở Bình Thuận. Bà con nông dân thêm phấn khởi vì giá đậu phụng đang ở mức cao, thương lái đến tận nơi mua với giá 22.000 - 23.000 đồng/kg đậu khô, cao hơn 7.000 - 8.000đ/kg so với 2 năm vừa qua. Với giá bán này, bà con có lãi trên 2 triệu đồng/sào.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thuận, cho biết: “Sau khi có nguồn nước tưới dồi dào, xã đã triển khai cho bà con phát triển mạnh cây đậu phụng, xem đây là loại cây trồng chủ lực của địa phương, giúp ổn định, nâng cao đời sống người dân trong xã. Đáng mừng là năng suất đậu phụng năm nay cao hơn năm trước và hiệu quả kinh tế cũng cao hơn”. Ông Bùi Văn Chung, ở thôn Hòa Mỹ, bộc bạch: “So với các năm trước, vụ đậu phụng ĐX này rất đạt. Tôi làm 5 sào, ước đạt 2 tạ khô/sào. Với giá bán bình quân 21.500 đồng/kg, có lãi cao hơn các năm trước”.
Ông Lê Xuân Hùng, ở thôn Thuận Nhứt, cho biết: Ngoài bán đậu trái, người trồng đậu phụng còn tận dụng dây đậu làm thức ăn cho trâu bò hoặc bán cho người có nhu cầu với giá từ 200 ngàn đến 250 ngàn đồng/sào đối với dây đậu tốt. Riêng vụ ĐX năm nay tôi làm 80 kg giống, thu 1,6 tấn, tính ra đạt 200 kg/sào. Nói chung làm cây đậu phụng là có hiệu quả, có lời chứ không lỗ, ngoài được năng suất, được giá, mình còn lấy được dây để nuôi bò, lấy đậu lép chăn nuôi gà… lợi đủ thứ.
Để phát huy tiềm năng đất đai và lợi thế về nguồn nước tưới dồi dào, trong thời gian tới, xã Bình Thuận tăng cường hỗ trợ nhiều mặt cho nông dân phát triển mạnh việc sản xuất cây đậu phụng để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).

Từ đầu tháng 7.2013 đến nay, người nuôi tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) phấn khởi vì giá sản phẩm liên tục tăng. Do dịch bệnh tôm, giá con giống và thức ăn tăng nên mức lãi không được như mong muốn, nhưng người nuôi tôm vẫn an tâm sản xuất.

Toàn tỉnh Cà Mau đã có trên chín nghìn ha các loại hình tôm nuôi bị dịch bệnh chết trắng trong vài tháng qua; trong đó có 833 ha diện tích tôm nuôi công nghiệp. Dịch bệnh thường gặp trên tôm nuôi như đốm trắng, đỏ thân, gan tụy và đến nay vẫn chưa có cách phòng trừ, chữa trị dịch bệnh này.

Sau thời gian nghêu chết hàng loạt trong những tháng đầu năm 2013, hiện nghêu nuôi ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, người nuôi nghêu không khỏi lo lắng do nguyên nhân gây chết nghêu hàng loạt trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định, đồng nghĩa “tai họa” có thể bất ngờ ập xuống bất cứ lúc nào mà người nuôi nghêu không có cách gì để phòng tránh.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi cá nước ngọt ngày một phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Quảng Nam còn cung ứng cho thị trường trong nước, đặc biệt là xuất khẩu.