Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đánh Giá Hiệu Quả Việc Áp Dụng Canh Tác Lúa Cải Tiến

Đánh Giá Hiệu Quả Việc Áp Dụng Canh Tác Lúa Cải Tiến
Ngày đăng: 28/10/2014

Ngày 24-10, tại Hội trường lớn UBND huyện Định Hóa, Chi Cục bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 3 năm (2012-2014) thực hiện Dự án VIE001/14 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Dự án này, từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã tập trung thực hiện một số nội dung: Tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân; xây dựng các mô hình, các nghiên cứu nhỏ; xây dựng và hỗ trợ nhóm nông dân nòng cốt hoạt động; hỗ trợ nông dân phát triển mở rộng SRI; thông tin tuyên truyền về các hoạt động của chương trình và kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI... nhằm tiếp tục mở rộng việc áp dụng canh tác lúa cải tiến (SRI).

Theo đó, đơn vị đã tổ chức được 36 lớp kỹ thuật canh tác lúa SRI, 10 lớp tập huấn về kỹ thuật sử dụng phân vi sinh, 14 lớp tập huấn giới, 6 lớp tập huấn, hỗ trợ và nâng cao năng lực quản lý nhóm nông dân nòng cốt...

Qua đó, nông dân đã hiểu về kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, thấy được SRI là gói kỹ thuật mở, đơn giản và dễ làm, áp dụng, có kiến thức về biến đổi khí hậu, nhận biết được các đối tượng dịch hại chính trên lúa, các sinh vật có ích trên đồng ruộng, yếu tố nào, nguyên nhân gì làm bùng phát dịch hại...

Đối với việc áp dụng 1 trong 5 nguyên tắc, chi phí sản xuất đầu vào khi áp dung 1 trong 5 nguyên tắc giảm được ít hơn so với việc áp dụng từ 2 nguyên tắc trở lên. Về kinh tế, với nông dân áp dụng từ 4 nguyên tắc trở lên thì chi phí sản xuất lúa giảm giảm 20%, có nơi năng xuất tăng từ 15-20%, thu nhập từ tăng 800.000 - 1.000.000 đồng/hộ/vụ; với những nơi áp dụng hơn 1 nguyên tắc nhưng ít hơn 4 nguyên tắc thì chi phí giảm từ 15- 17%, năng suất tăng từ 10-14%, thu nhập tăng từ 600- 700.000 đồng /hộ/vụ (đối với vụ xuân 2014).


Có thể bạn quan tâm

Chi Gần 50 Tỉ Đồng Bồi Thường Bảo Hiểm Thủy Sản Chi Gần 50 Tỉ Đồng Bồi Thường Bảo Hiểm Thủy Sản

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi 47,4 tỉ đồng bồi thường thiệt hại 102 ao nuôi các loài thủy sản, với diện tích gần 37,3 ha, chiếm gần 63% so với tổng diện tích tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.

17/02/2014
Một Mô Hình Nuôi Tôm Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Ở Bến Tre Một Mô Hình Nuôi Tôm Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Ở Bến Tre

Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.

17/02/2014
Xuất Hiện Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang Xuất Hiện Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.

17/02/2014
Nuôi Cá Trê Lai Hốt Bạc Nuôi Cá Trê Lai Hốt Bạc

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

17/02/2014
Nuôi Ếch Trong Bể Lót Bạt Ở An Giang Nuôi Ếch Trong Bể Lót Bạt Ở An Giang

“Sở dĩ tôi đầu tư nuôi ếch trong bể lót bạt trên mặt đất mà không nuôi dưới ao hồ là vì ngoài việc tận dụng được diện tích đất trống, nuôi trong bể lót bạt còn thuận lợi hơn nhiều so với nuôi ao trong khâu vệ sinh và xử lý nguồn nước nên tỉ lệ hao hụt ít hơn”. Anh Trần Minh Hải (ngụ ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.

17/02/2014