Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắng Ngắt Bòn Bon

Đắng Ngắt Bòn Bon
Ngày đăng: 26/06/2014

Những ngày qua, người trồng dâu bòn bon ở ĐBSCL rầu rĩ, thấp thỏm khi dâu rớt giá thê thảm, chín rục khắp vườn mà không bán được...

Ông Phạm Minh Hoàng, 72 tuổi, ở khu vực 3, phường Lái Hiếu (TX Ngã Bảy, Hậu Giang) cho biết: “Vườn tôi có 7 công dâu bòn bon với 250 cây. Năm nay, dâu đã 18 năm tuổi. Mọi năm, vườn dâu này thu hoạch xong vào khoảng 23/6, nhưng năm nay đến giờ vẫn không bán được vì chẳng có thương lái nào đến mua, kể cả những thương lái quen.

Bán lẻ đến nay đã 1 tháng nhưng mới thu hết lượng quả của  3 cây. Năm nay, vườn nhà tôi được mùa, vào khoảng 12 tấn trái. Riêng năm 2013, bán được giá 5.000 đ/kg thì có lời, nhưng năm nay đầu vụ giá chỉ còn 1.500 đ/kg mà chẳng có ai hỏi mua".

Là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, dâu bòn bon (dâu vàng) từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 3 năm, còn dâu Gia Bảo (dâu xanh) trồng 5 năm mới cho thu hoạch và năng suất cũng thấp hơn nhiều so với dâu vàng. Mọi năm, dâu xanh bán giá 6.000 đ/kg thì dâu vàng cũng bán được giá 5.500 đ/kg nhưng năm nay thì giá quá rẻ.

Hiện nay, người trồng dâu ở các nơi như huyện Phong Điền (TP Cần Thơ), Châu Thành A, Ngã Bảy (Hậu Giang), Núi Cấm (Tịnh Biên – An Giang) rất khó khăn về đầu ra. Vườn dâu nhà ông Hoàng đã chín rục nếu để thêm 1 tuần nữa không bán được thì dâu sẽ rụng hết, hiện dâu đã rụng khoảng 30 – 40%.

Cũng trong tình trạng thấp thỏm, bà Nguyễn Thị Hai, ở ấp Nhơn Thọ 2A, xã Nhơn Ái (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) trồng 3,5 công dâu cho biết: Năm trước dâu thất mùa nhưng cũng thu lãi trên 10 triệu đồng, còn năm nay trúng mùa nhưng dâu đã rụng sắp hết mà chẳng thấy ai đến hỏi mua.

Chạy ra những vựa lớn kêu bán với giá 1.500 đ/kg nhưng phải mang đến tận nơi và họ chỉ mua cầm chừng vài trăm ký. Tiền mướn nhân công, tiền thuê xe vận chuyển mỗi chuyến tính ra cũng mất trên 200 kg dâu...

Không bán được cho thương lái, một số nhà vườn đành thu hoạch vài chục ký dâu một đem ra chợ mong gỡ gạc chút vốn. Bà Hai nghẹn ngào nói: “Dâu đã trễ quá thời điểm thu hoạch nên chín rụng khắp vườn, bán lẻ ngày kiếm được 15 - 20 ngàn đồng, thậm chí có ngày không bán được đồng nào. Thấy vườn dâu chín rụng mà ăn ngủ không yên, giờ không biết sống thế nào".

Ông Lê Văn Thương, một chủ vựa trái cây ở huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ cho biết: Chưa có năm nào dâu xuống giá mạnh như năm nay. Thông thường vào mùa mưa cũng là mùa xuất bán dâu bòn bon sang Campuchia với số lượng lớn. Năm nay thị trường nước bạn không ăn hàng nên dâu dội chợ, đẩy giá xuống thấp nhất. Trong khi đó các nhà vườn trồng các loại dâu khác như dâu da xanh, dâu Gia Bảo, dâu Xiêm… tuy giá có giảm nhưng vẫn tiêu thụ được.

Theo ông Thương, riêng vụ dâu năm nay vựa ông nhập gần 10 tấn dâu bòn bon nhưng không có đầu ra cuối cùng đành đổ xuống sông.


Có thể bạn quan tâm

Gần 212.000 ha lúa Đông Xuân gieo sớm có thể gặp rủi ro Gần 212.000 ha lúa Đông Xuân gieo sớm có thể gặp rủi ro

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, do lúa Hè Thu muộn giá cao, lợi nhuận khá nên dù chưa đến lịch thời vụ nhưng nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bơm nước, gieo sạ được 211.892 ha lúa Đông Xuân, tập trung ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang.

06/11/2015
Giảm giá thành sản xuất lúa, giúp nông dân làm giàu Giảm giá thành sản xuất lúa, giúp nông dân làm giàu

Vụ thu đông năm 2015, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp đã giao Trạm Khuyến nông huyện Tháp Mười xây dựng Mô hình “Giảm giá thành sản xuất lúa” cùng sự đồng hành tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình của GS - TS Võ Tòng Xuân.

06/11/2015
Hương thơm Kinh Bắc bay lên Yên Bái Hương thơm Kinh Bắc bay lên Yên Bái

“Hương thơm Kinh Bắc” không phải là một thứ mùi, mà là danh từ để gọi tên một giống lúa có chất lượng gạo thơm ngon do Cty CP Giống cây trồng Bắc Ninh chọn tạo.

07/11/2015
Nam bộ thắng lớn Nam bộ thắng lớn

Năm 2015, các tỉnh Nam bộ tiếp tục trúng mùa, lập kỳ tích mới, đạt sản lượng trên 27 triệu tấn lúa, tăng 0,5 triệu tấn so năm 2014.

07/11/2015
Tập huấn bảo quản hải sản trên tàu Tập huấn bảo quản hải sản trên tàu

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nghệ An tổ chức lớp tập huấn “Công nghệ bảo quản sản phẩm và ứng dụng các thiết bị điện tử hàng hải trên tàu khai thác hải sản xa bờ” cho 30 học viên là ngư dân trong tỉnh.

07/11/2015