Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Người Nuôi Tôm Tiếp Cận Với VietGAP

Giúp Người Nuôi Tôm Tiếp Cận Với VietGAP
Ngày đăng: 06/09/2013

Chi cục Thủy sản Tiền Giang phối hợp với Chi đoàn Chi cục Thủy sản và UBND xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông vừa tổ chức lớp tập huấn về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP), có 60 bà con nuôi tôm dự.

Theo Chi cục Thủy sản, trong giai đoạn 2000 - 2010, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển nóng, trong khi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm không theo kịp đã dẫn đến hậu quả là ô nhiễm môi trường, bệnh dịch ngày càng cao, rủi ro trong nuôi tôm ngày càng lớn. Mặt khác, các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam cũng như người tiêu dùng trong nước ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, việc sản xuất phải có trách nhiệm đối với môi trường, xã hội và truy xuất được nguồn gốc. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, sự ra đời của VietGAP là hết sức cần thiết.

Quy phạm VietGAP trong nuôi trồng thủy sản bao gồm 5 phần với 68 tiêu chí cần phải đáp ứng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Trọng tâm của VietGAP là kiểm soát quá trình nuôi thương phẩm và các yếu tố đầu vào.

Áp dụng VietGAP trong nuôi tôm là một mô hình sản xuất mới, được triển khai tới bà con nuôi tôm trên địa bàn tỉnh với mục đích giúp bà con tiếp cận dần với VietGAP và tiến tới áp dụng đại trà. Sản xuất theo VietGAP sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững ổn định về sản lượng, kinh tế, xã hội, môi trường; từ đó thể hiện thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, áp dụng VietGAP sẽ làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay chuyển sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng,...

Theo một số bà con, việc áp dụng VietGAP trong điều kiện sản xuất hiện nay là khó khăn, bởi trình độ người nuôi tôm còn hạn chế, cơ sở hạ tầng cơ sở nuôi chưa đảm bảo trong khi VietGAP đòi hỏi phải có nhiều chương trình quản lý, hồ sơ, biểu mẫu ghi chép... Do đó, để áp dụng được VietGAP đại trà trong nuôi thủy sản, cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ cơ quan chức năng, nhất là cần phải có sự khác biệt về giá cả giữa sản phẩm VietGAP với sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống để người nuôi tôm có động lực áp dụng.


Có thể bạn quan tâm

Mỹ giảm nhập khẩu cá tra Mỹ giảm nhập khẩu cá tra

Tuy khối lượng giảm nhưng giá trị NK cá tra vào Mỹ vẫn giữ ổn định. Trong 2 tháng đầu năm, Mỹ NK 21.269 tấn cá tra , giảm 10,4% so với mức 23.740 tấn của cùng kỳ năm trước. Giá trị NK khá ổn định ở mức 74,24 triệu USD, so với mức 74,25 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

13/05/2015
Nhu cầu cá rô phi tại EU ở mức thấp Nhu cầu cá rô phi tại EU ở mức thấp

Không như thị trường Mỹ, nhu cầu cá rô phi tại EU vẫn ở mức thấp và không có dấu hiệu tăng lên. Có một thời cá chẽm lên ngôi, sau đó là cá tra và từ đó đến nay, cá rô phi chưa được coi trọng tại thị trường này. Hiện nay, nhu cầu cá tuyết cod tăng lên, do đó, vị thế của loài cá này càng bị lu mờ. Ngoài Ragal Springs, các công ty khác đều không tập trung vào loài cá này.

13/05/2015
Khai thác cá ngừ toàn cầu tăng một triệu tấn sau 10 năm Khai thác cá ngừ toàn cầu tăng một triệu tấn sau 10 năm

Sản lượng cá ngừ vằn, cá ngừ vây dài và cá ngừ mắt to khai thác đang tăng lên với tốc độ khoảng một triệu tấn sau 10 năm.

13/05/2015
Cá ngừ thua lỗ Cá ngừ thua lỗ

Mặc dù thời điểm này đang là vụ chính đánh bắt cá ngừ ở Phú Yên, song hầu hết các chủ tàu đánh bắt xa bờ buộc phải chuyển hướng làm ăn...

13/05/2015
Quyết định 580 chưa đến với nông dân Quyết định 580 chưa đến với nông dân

Đã hơn 1 năm trôi qua kể từ khi Quyết định 580 về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu ở ĐBSCL có hiệu lực nhưng tiền hỗ trợ vẫn chưa đến được với nông dân.

13/05/2015