Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giống lúa Hậu Giang 2 cho tỉnh Hậu Giang

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành các nội dung công việc sau: Chọn điểm để nhân giống lúa tại Hợp tác xã nhân giống ấp 4, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ; nhân dòng và thử nghiệm ở quy mô đồng ruộng 20ha; thiết lập 90 chỉ tiêu liên quan với đăng ký giống; đăng ký khảo nghiệm cho giống lúa liên tục 2 năm tại Trung tâm vùng Nam bộ - Trung tâm khảo nghiệm giống sản phẩm cây trồng quốc gia để đánh giá tính khác biệt so với giống tương tự nhất, tính đồng nhất, tính ổn định của giống Hậu Giang 2 đăng ký Cục Sở hữu trí tuệ về nhãn hàng hóa; quảng bá nhãn hiệu hàng hóa cho giống lúa Hậu Giang 2.
Tuy nhiên, do đề tài thực hiện khá lâu, phải gia hạn nhiều lần do nguyên nhân khách quan nên ảnh hưởng đến việc ứng dụng và nhân rộng giống lúa này. Kết quả, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã thống nhất chấm đạt cho kết quả nghiên cứu của đề tài vì tính cần thiết và định hướng của tỉnh sắp tới là tiếp tục phục tráng giống này để tránh tình trạng bị thoái hóa, quảng bá thương hiệu lúa Hậu Giang 2, đặc sản của tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm

Theo Vicofa, sản lượng cà phê năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm khoảng 20 - 25% so với năm 2014; khiến Vicofa đưa ra mục tiêu xuất khẩu cà phê năm 2015 giảm khoảng 11,1% về kim ngạch so với năm 2014 - dự báo xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn, trị giá khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ.

Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.