Sản Lượng Cà Phê Năm 2015 Có Thể Giảm 20-25%

Xuất khẩu cà-phê của Việt Nam năm 2015 được dự báo sẽ giảm khoảng 11% sau khi đã tăng mạnh đến 33% trong năm 2014 do ảnh hưởng của biến đổi thời tiết và công tác tái canh cà phê còn thực hiện chậm, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).
Theo Vicofa, sản lượng cà phê năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm khoảng 20 - 25% so với năm 2014; khiến Vicofa đưa ra mục tiêu xuất khẩu cà phê năm 2015 giảm khoảng 11,1% về kim ngạch so với năm 2014 - dự báo xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn, trị giá khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ.
Năm 2014, ước tính xuất khẩu cà phê đạt trên 1,6 triệu tấn, trị giá 3,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 33,4% về khối lượng và 32% về giá trị so với năm 2013.
Theo Vicofa, năm 2015 Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng biến đổi về thời tiết. Hiện tượng El Nino gây hạn hán ở Việt Nam, nhiều vùng thiếu nước tưới làm tăng lo ngại sản lượng cà phê tiếp tục sụt giảm.
Theo dự báo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) năm 2015 nguồn cung sẽ thiếu hụt khoảng 11 triệu bao (bao 60kg) so với nhu cầu.
Bên cạnh ảnh hưởng của biến đổi thời tiết, theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Vicofa, diện tích cà phê già cỗi chưa được tái canh cũng khiến cho năng suất cà phê giảm xuống. Mặc dù đã có đề án tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020, nhưng việc tái canh nói chung còn chậm do thiếu nguồn vốn, một số tỉnh vẫn chưa có quy hoạch tổng thể chi tiết diện tích cà phê cần tái canh để phối hợp với các ngân hàng giải quyết nguồn vốn. Lãi suất vay vốn cho tái canh cà phê còn cao, chưa hấp dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp đầu tư trồng tái canh cây cà phê.
Năm 2014, giá xuất khẩu cà-phê của Việt Nam bình quân đạt 2.090 đô la Mỹ/tấn, giảm 2,6% so với năm 2013. Tuy vậy giá cà phê nội địa vẫn ổn định ở mức 40 triệu đồng, người nông dân và doanh nghiệp đều có lãi.
Song một điểm nổi cộm nhất trong năm 2014 đó là nạn trộm cắp cà phê vào lúc thu hoạch đang trở nên trầm trọng, gây lo lắng cho người trồng cà phê. Nếu không kịp thời ngăn chặn nạn trộm cắp này về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cà phê vì để đối phó với nạn trộm cắp, người dân sẽ chọn giải pháp “xanh nhà hơn già đồng” thu hoạch cà phê sớm khi còn nhiều quả xanh sẽ làm giảm chất lượng cà phê khi chế biến và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mục tiêu của Dự án là cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò thịt tại Bến Tre nhằm đưa cơ cấu giống bò thịt chất lượng cao từ 3% (năm 2010) lên 15% (năm 2015), góp phần làm thay đổi cơ cấu giống bò, hình thành ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt.

Rời quê hương Bắc Giang với hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Văn Minh (khu phố Ba Đình, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên - Bình Dương) đã chọn Bình Dương làm quê hương thứ hai để lập nghiệp. Với mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), hàng năm ông Minh đã thu được tiền tỷ và là một trong những gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 5 năm liền của tỉnh.

Thời gian qua, việc mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng không chỉ làm đa dạng mô hình sản xuất mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Những ngày biển động, khi nhiều tàu đánh bắt nằm im gối bờ thì tàu đánh bắt cá chuồn, cá mập của ngư dân Nghĩa An (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) bắt đầu vào "mùa làm ăn". Công việc nguy hiểm, thời tiết không được thuận lợi, nhưng bù lại cho những nhọc nhằn là phiên biển "trúng đậm".

Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.