Dân Tích Cực Dời Gia Súc Khỏi Gầm Nhà Sàn

Nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà ở là thói quen lâu đời của bà con các dân tộc vùng cao nói chung và trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, bởi xuất phát từ việc muốn bảo vệ gia súc khỏi bị thú dữ ăn thịt, cũng như để tiện quản lý, chăm sóc vật nuôi.
Tuy nhiên, việc nhốt vật nuôi dưới gầm sàn nhà ở không chỉ gây nên những âm thanh ồn ào mất trật tự, mất thẩm mỹ, gây mùi hôi khó chịu, mà còn là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật phát sinh cho con người và làm ô nhiễm môi trường sống.
Thực hiện chương trình xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với nội dung bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển đàn gia súc hàng hóa; những năm gần đây, nhiều địa phương của huyện Hà Quảng đã tích cực thực hiện việc di dời chuồng trại chăn nuôi cùng gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn nhà ở.
Trong năm 2013, toàn huyện đã có 732 hộ thực hiện di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm nhà sàn, đạt 95,6% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, một số xã có số hộ thực hiện di dời chuồng trại gia súc vượt so với kế hoạch đăng ký như: Sỹ Hai 124 hộ, vượt 44%; Cải Viên 79 hộ, vượt 113%; Sóc Hà 45 hộ, vượt 33%; Trường Hà 14 hộ, vượt 55%.
Việc một số xã thực hiện vượt kế hoạch đăng ký do trong năm 2013, là do ngoài nguồn vốn hỗ trợ theo Nghị quyết 30a, huyện Hà Quảng được tỉnh hỗ trợ thêm 1,2 tỷ đồng để phục vụ chương trình di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn, nâng tổng hỗ trợ cho mỗi hộ nghèo thực hiện di dời lên 3 triệu đồng/hộ. Riêng xã Sỹ Hai còn được hỗ trợ từ Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo.
Như vậy đến nay, Hà Quảng đã có 5/19 xã, thị trấn đã hoàn thành nội dung này, trong đó có các xã: Đào Ngạn, Nà Sác, Hạ Thôn, Quý Quân và thị trấn Xuân Hoà. Tuy vậy, vẫn còn trên 1.770 hộ tại 14 xã cần phải di dời chuồng trại gia súc, gia cầm ra khỏi gầm nhà sàn trong thời gian tới, trong đó tập trung ở các hộ tại các xã vùng cao.
Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ Hà Quảng, đến năm 2015, huyện phấn đấu hoàn thành việc di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn. Nhưng tính đến hết quý I/2014, cả huyện đã có trên 470 hộ đăng ký di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm nhà sàn trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt, trong vòng một tháng qua, đã có hơn 200 tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về chợ đầu mối nông sản thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Tại đây, khoai tây đã được “phù phép” và xuất đi các thị trường trong cả nước với nhãn hiệu khoai tây đặc sản Đà Lạt.

Để vụ mùa đạt diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng cao, huyện Đoan Hùng đã tập trung chỉ đạo: Thực hiện tốt cơ cấu trà mùa sớm đạt 48% diện tích nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông; duy trì diện tích lúa lai đạt trên 62%; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng liền vùng, cùng trà, cùng giống. Huyện cũng đã chỉ đạo mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến (SRI) và đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng và chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Những năm gần đây, thiên tai, nhân tai luôn rình rập những con tàu của ngư dân trong từng chuyến ra khơi. Nhưng từ khi Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang (Đức Phổ) ra đời đã trở thành ngôi nhà chung của ngư dân. Nghiệp đoàn đã và đang phát huy vai trò kết nối sức mạnh của ngư dân, tạo hiệu quả trong đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đang giai đoạn làm đòng, trổ bông nhưng hơn 2.150ha các trà lúa hè thu bị rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại; trong đó có hơn 147ha nhiễm nặng.

Bộ Tài chính đang chủ trì dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới thì chủ tàu được hỗ trợ 52% tổng giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 7.300 triệu đồng/tàu.