Hiệu Quả Từ Trồng Dưa Hấu Nghịch Mùa

Kinh nghiệm trồng dưa hấu lâu nay của bà con nông dân trong huyên Phú Tân (Cà Mau) là sau khi dứt mùa mưa, tận dụng đất vườn, bờ liếp để trồng dưa hấu ăn và bán trong dịp Tết. Với cách trồng dưa hấu này, năng suất sẽ đạt bình quân từ 3 tấn/công, nếu vào thời điểm dưa có giá thì hiệu quả mang lại khá cao.
Tuy nhiên, khi trồng gặp phải trời mưa, trồng vụ dưa này có nhiều hạn chế. Khi dây dưa bò lan và trái dưa trên đất gặp lúc mưa nhiều, mầm bệnh từ đất bắn lên bám vào cây, phát sinh bệnh. Mặt khác, khi dưa ở giai đoạn ra hoa, mưa làm hạn chế đậu trái và khi trái sắp thu hoạch gặp lúc mưa dầm sẽ gây thối trái.
Để hạn chế những nhược điểm trên, vừa qua ông Dương Văn Út, ấp Đất Sét, xã Phú Thuận, thực hiện thí điểm mô hình trồng dưa hấu mùa nghịch.
Ông trồng dưa hấu trên diện tích 500 m2, lên thành liếp dài. Mỗi liếp ông Út đặt 100 dây dưa giống Thái, mỗi gốc cách nhau 5 tấc và áp dụng kỹ thuật ngắt đọt khi ra đủ 15 lá để dưa đậu nhiều trái và trái lớn hơn.
Ông Dương Văn Út cho biết: “Năm nay tôi trồng được hơn 700 dây dưa hấu, đạt gần 800 trái, mỗi trái nặng từ 2-2,5 kg, chủ yếu bán cho bà con trong ấp, xã mua ăn Tết”.
Bà con nông dân trong ấp đến tham quan mô hình trồng dưa hấu của ông Út tỏ ra phấn khởi khi thấy mô hình mới thành công.
Ông Nguyễn Minh Chất, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, cho biết: “Xã Phú Thuận năm nay chọn ấp Đất Sét thực hiện Nghị quyết 03 của Huyện uỷ về việc tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái. Mô hình trồng dưa hấu bán trong dịp Tết của hộ ông Út là một trong những hộ thực hiện đạt năng suất khá cao. Xã chọn đây là mô hình nhân rộng thời gian tới”.
Mô hình trồng dưa hấu, rau xanh trên bờ bao vuông tôm mới được phổ biến gần đây. Bà con nông dân trồng theo mô hình này tuy tốn thêm vốn đầu tư tưới nước, nhưng ngược lại cách trồng này sẽ góp phần hạn chế sâu bệnh, năng suất cao, hiệu quả hơn so với cách trồng truyền thong.
Có thể bạn quan tâm

Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.

Hàng chục năm qua, người dân nghèo ở các thôn Lập An, Loan Lý, Hót Mít, Hói Dừa… thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm Lập An để sống qua ngày.

Nhiều hộ dân ở xã Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nghèo lại đông con, nên từ lúc 15 tuổi ông Mai phải bươm chải để giúp gia đình lo cho các em bằng nghề chạy đò mướn. Nhờ việc chạy đò khấm khá, ông tích cóp dần sắm thêm thùng tuốt lúa, máy cày nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con địa phương.

Nghề làm nhang (hương) tại xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng trước đây do người dân chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công nên năng suất thấp, cuộc sống người làm nhang cũng vì thế mà không ổn định.