Dân Mạng Phát Sốt Vì Thanh Long Đổ Bỏ!

Hình ảnh thanh long đổ bỏ từng đống ven đường, đăng tải trên báo và trên mạng trong mấy ngày qua, khiến cư dân mạng “phát sốt”. Rất nhiều ý kiến phản hồi, bình luận, chia sẻ với tâm trạng chung là: ngạc nhiên, tiếc nuối, bức xúc và xót xa.
Nhiều bạn đọc ở nước ngoài như: New Zeland, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật, Đức, Mỹ… cho biết ở bên đó thanh long Việt Nam bán giá 5 – 6 USD/quả bằng nắm tay, đắt quá, thèm mà chẳng dám ăn. Mong Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, để nông dân đỡ khổ.
Ở trong nước, nhất là các tỉnh – thành khu vực phía Bắc, bạn đọc bày tỏ sự ngạc nhiên, tiếc nuối, xót xa trước cảnh “nơi đổ không hết, nơi lần chẳng ra”. Nhiều người dân miền Bắc ngạc nhiên: không thể hiểu nổi, ở ngoài này thèm thuồng mà không dám ăn, vì giá thanh long vẫn đắt (20 ngàn đồng/kg quả nhỏ), còn trong đó mang đi đổ, thật là uổng phí.
Có người chia sẻ: ở Hải Dương, công nhân 1 bữa ăn được chia 1/4 quả thanh long, 6 tháng mới có 1 lần. Ở miền núi phía Bắc, một số người cả đời không biết đến vị quả thanh long!
Nhiều người thắc mắc: sao không chế biến thanh long thành các sản phẩm khác? Mong các nhà khoa học Việt Nam tìm được cách đóng hộp, sấy khô thanh long như đã làm với dừa, vải, nhãn… Bao giờ nhà nông, nhà kinh doanh, nhà khoa học mới gắn được với nhau?
Xót xa cho thân phận của nông sản Việt Nam và người nông dân một nắng hai sương mà vẫn thất bát, là tâm trạng chung của mọi người. “Hết dưa hấu rồi tới thanh long, nông dân mình khổ quá, vì nông sản Việt Nam vẫn lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đây là điều khiến nông dân ta nghèo mãi”.
Rất nhiều người bân khoăn: sao cứ phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc rồi bị chèn ép, mà không quan tâm tới thị trường trong nước, không đưa thanh long về 64 tỉnh – thành tiêu thụ. Bởi thị trường trong nước thực tế rất lớn, yêu cầu cũng không cao lắm. Rõ ràng khâu phân phối hàng nông sản thị trường nội địa còn yếu kém, không riêng gì thanh long mà các loại trái cây khác cũng vậy.
Nhiều dân mạng hô hào: thấy thương nông dân mình quá, anh em ơi ăn ủng hộ thanh long nào. Sao không chở thanh long ra ngoài Bắc bán, đồng bào miền Bắc ăn thanh long ủng hộ đồng bào miền Nam, giống như vụ vừa rồi miền Nam ăn vải thiều ủng hộ miền Bắc ấy.
Tình trạng thanh long chính vụ rớt giá thê thảm không xa lạ gì với người Bình Thuận, nhất là năm nay thêm bệnh đốm trắng hoành hành. Nhưng qua các ý kiến bình luận, chia sẻ của cư dân mạng, chúng ta không khỏi trăn trở về sản phẩm chủ lực này của Bình Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.

Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 20km, tổng diện tích trên 1.000ha. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú; dưới tán rừng đước là các trảng nước và con kênh thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đang chứng tỏ hiệu quả, cải thiện cuộc sống của chủ rừng.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

Gần đây, diện tích rừng trống, đồi núi trọc trên địa bàn các xã miền núi được phủ xanh bởi những cánh rừng tràm, rừng cao su bạt ngàn. Từ đây, nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi ong mật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiềm năng này của Thừa Thiên Huế vẫn đang bị lãng phí.

Hoa lài là loại cây có hoa màu trắng và hương thơm có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào thời điểm trước và sau mùa mưa. Ngoài tác dụng làm thuốc, hòa lài còn được sử dụng chế biến ướp trà. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó Trà Vinh là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp loại cây trồng này.