Lại Nuôi Vịt Trong Hồ Dầu Tiếng

Hiện nay, trong hồ Dầu Tiếng lại tái diễn cảnh một số người dân thả vịt vào chăn nuôi.
Nếu không sớm ngăn chặn, sẽ có nhiều người khác "bắt chước" nuôi vịt trong hồ Dầu Tiếng.
Chiều 17.1.2015, trên bờ hồ Dầu Tiếng, đoạn gần cống kênh Đông có hai bầy vịt con, mỗi bầy ước tính có khoảng 2.000 con đang được người dân chăn nuôi trên những bãi đất bán ngập trong hồ.
Cạnh đó, một người khác đang quây những mành lưới thành khung hình chữ nhật rộng lớn để chuẩn bị thả vịt con vào nuôi.
Trước đó, Báo Tây Ninh đã có lần phản ánh tình trạng nuôi vịt trong hồ Dầu Tiếng. Sau khi báo phát hành, lực lượng chức năng buộc những người dân ở đây phải ngưng chăn nuôi vịt trong hồ.
Việc nuôi vịt trong hồ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì nước trong hồ Dầu Tiếng không chỉ dùng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn nước tiêu dùng cho TP.Tây Ninh và một phần TP.Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi vịt ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) đã thực hiện mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) nhằm hạn chế dịch bệnh, cung ứng nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Bằng quyết tâm và ham học hỏi, anh Văn Minh Thể, sinh năm 1980 ở thôn 6, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã nuôi thành công loài chim trĩ đỏ trên vùng đất Tây Nguyên.

Trong những ngày này, nông dân tỉnh Tiền Giang đang tập trung chăm sóc lúa thu đông bước vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, với tổng diện tích hơn 38.000 ha, tập trung nhiều ở các huyện Chợ Gạo, Tân Phú Đông, Gò Công Tây. Tuy nhiên, vào thời điểm này do thời tiết diễn biến phức tạp nên các đối tượng sâu bệnh, dịch hại đang có xu hướng tăng cao trên lúa thu đông.

Trong khi ở nhiều nơi, cây vụ đông mới bắt đầu lên xanh thì ở huyện Nam Sách (Hải Dương), những ruộng cà chua đã cho những trái quả đỏ, xanh.

Trong khi các “vựa rau” ở Tư Nghĩa hay TP.Quảng Ngãi tiêu điều vì bị mưa vùi gió dập thì nhiều ruộng la ghim của nông dân xã Đức Thạnh (Mộ Đức) lại bán được giá.