Đắk Lắk Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Để Phòng Trừ Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Tiêu

Sáng 23-5, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả khảo nghiệm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Emina, Nemato-Padco, Chaeto-Padco phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu tại phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk).
Tham dự có đông đảo nông dân và cán bộ thuộc ngành nông nghiệp của thị xã và các huyện Krông Năng, Ea H'leo, Cư M’gar.
Mô hình được thực hiện tại hộ ông Phạm Thanh Tùng, thuộc TDP 3 trên diện tích 4 sào tiêu trong giai đoạn kinh doanh có biểu hiện của bệnh chết nhanh và chết chậm. Sau 8 tháng (từ tháng 8-2013 đến hết tháng 3-2014) sử dụng chế phẩm Emina, Nemato-Padco, Chaeto-Padco, tỷ lệ bệnh giảm từ 0,4% - 1,27% và thuốc không gây ngộ độc cho cây tiêu, trong khi mô hình đối chứng sử dụng thuốc hóa học tỷ lệ bệnh tiếp tục tăng từ 8,35% - 11,04%.
Tại hội thảo, Chi cục Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng các chế phẩm sinh học trong trồng trọt để mang lại hiệu quả tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp về lâu dài. Được biết, Chi cục và Công ty Phương Nam cũng đã thực hiện một mô hình tại huyện Cư Kuin và cũng cho kết quả tương tự như mô hình ở phường Bình Tân.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế có công điện số 441/CĐ-BYT gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.

Bất chấp ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm, nhiều người ở ĐBSCL vẫn bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng, để xây nhà dụ chim yến giữa khu dân cư

Năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh.

Tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch lở mồm long móng type A đang xảy ra tại 12 xã của 3 huyện Trùng Khánh, Trà Lĩnh và Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng với 217 gia súc mắc bệnh.

Đã có hơn 600 hộ dân tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhận được con giống hỗ trợ. Đối tượng được nhận con giống lần này là các hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ có điều kiện chăn nuôi ở vùng đặc biệt khó khan.