Đặc Sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng Chào Hàng Thị Trường Hà Nội

Hội nghị “Kết nối nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giữa thành phố Hà Nội và 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng” vừa được ngành Công Thương phối hợp tổ chức tại Phan Thiết vào ngày 18/9/2014.
Đây là cơ hội hiếm có để các địa phương tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng cũng như xúc tiến quảng bá, tiếp cận thị trường Hà Nội đối với sản phẩm lợi thế của từng vùng miền. Tại hội nghị, nhiều đặc sản của 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đã tranh thủ “chào hàng” đến các đơn vị chức năng, doanh nghiệp tại Hà Nội.
Nhân dịp này, Bình Thuận tập trung giới thiệu một số sản phẩm lợi thế nhất của địa phương là quả thanh long, nước mắm Phan Thiết, Tảo Spirulina, mủ trôm… Trong khi đó, tỉnh bạn Lâm Đồng đem đến những sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh như mứt sấy, rượu vang Đà Lạt, hoa quả các loại, nguyên liệu và sản phẩm may mặc từ chất liệu tơ tằm.
Đối với tỉnh Ninh Thuận thì chủ yếu quảng bá những đặc sản được “kết tinh” từ vùng nắng gió nhất cả nước là muối ăn, nho tươi và các sản phẩm từ nho, táo… Theo đề nghị từ Sở Công Thương của thủ đô, sau hội nghị này cả 3 địa phương cần chủ động phối hợp để sớm đi vào khai thác và tiêu thụ các đặc sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng tại thị trường Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm

Để nghề sản xuất cá ngừ phát triển hiệu quả và bền vững, cần tạo sự thay đổi căn bản trong ngành sản xuất, từ “sản xuất định hướng” sang “thị trường định hướng” nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đối với các loại sản phẩm có giá trị gia tăng.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 14.000 con vịt thịt với tổng kinh phí thực hiện trên 385 triệu đồng tại các huyện Cao Lãnh, Tam Nông và Tháp Mười (Đồng Tháp).

Nấm linh chi được đánh giá là loại dược liệu quý, cho thu nhập cao, ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng, việc trồng nấm linh chi vẫn còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ bởi sự e dè từ phía người sản xuất.

Trên cơ sở phát huy thế mạnh cây trồng giá trị tại địa phương, đặc biệt là cây ăn trái có múi, ngành nông nghiệp huyện Châu Thành (Hậu Giang) luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp, trong đó có biện pháp chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất mới nhằm giúp cho nhà vườn duy trì năng suất, hiệu quả kinh tế lâu dài.

Mấy ngày qua, ở Vĩnh Long và các tỉnh lân cận, thương lái thu gom chuối già không giới hạn số lượng. Giá chuối cao hơn gấp đôi so với bình thường, từ 3.000 đ/kg lên 6.000- 7.000đ/kg. Từ đó, nông dân đốn cả chuối non để bán.