Đồng Tháp Giao Nhận Con Giống Vật Tư Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Gắn Với Tiêu Thụ.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 14.000 con vịt thịt với tổng kinh phí thực hiện trên 385 triệu đồng tại các huyện Cao Lãnh, Tam Nông và Tháp Mười (Đồng Tháp).
Ngày 27 tháng 3 năm 2014, tại Trạm Khuyến nông Cao Lãnh, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp tiến hành giao con giống, vật tư cho nông dân thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 5.000 con/7 hộ tham gia (từ 500 - 1.000 con/hộ).
Khi tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60% con giống, 15% thức ăn 02 giai đoạn 0-3 và 4-10 tuần tuổi, 100% chế phẩm sinh học (BALASA) để làm đệm lót.
Yêu cầu của mô hình là khu vực chăn nuôi phải xa khu dân cư, xa nguồn nước, cách nhà tối thiểu 20 mét, nông dân tham gia phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm phòng các loại bệnh theo hướng dẫn của thú y, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng con giống tốt.
Trước khi nhận giống và vật tư người chăn nuôi được hướng dẫn về kỹ thuật xây dựng chuồng trại, cách làm đệm lót sinh học, chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình tiêm phòng các loại bệnh,...
Con giống sử dụng trong chương trình là giống vịt Supper Meat của Trại Vịt giống VIGOVA - Phân Viện chăn nuôi Nam bộ (Viện Chăn nuôi), có giấy chứng nhận tiêm phòng cúm gia cầm đàn bố mẹ, giấy chứng nhân trại an toàn dịch bệnh và giấy chứng nhận kiểm dịch động vật xuất nhập tỉnh.
Mô hình này góp phần chuyển đổi phương thức chăn nuôi chạy đồng truyền thống chuyển sang nuôi tập trung có kiểm soát, cung cấp thịt cho nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm của công ty Huỳnh gia Huynh đệ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dung.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

Sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, tiêu thụ nông sản tại Thái Lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp đã tổ chức phổ biến kinh nghiệm mô hình sản xuất và tiêu thụ nhãn của Thái Lan cho 50 nông dân trồng nhãn ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung.