Đã giải cứu 1.000 tấn hành tím

Tại thị xã Vĩnh Châu, 7-8 nhóm đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tình nguyện luôn tất bật cùng nhân viên của HTX Hành tím Vĩnh Châu đến tận nhà dân để thu mua, đóng gói cung cấp cho các công ty, trường học…
Trong cái nắng oi bức, nhiều ĐVTN vẫn miệt mài thu gom hành tím đưa lên xe tải chở đi tiêu thụ. Quệt vội những dòng mồ hôi trên mặt, anh Nguyễn Minh Tâm, ĐVTN của thị xã Vĩnh Châu, nói: “Dù vất vả nhưng không bằng nỗi khổ của người dân một nắng hai sương sản xuất ra củ hành mà không tiêu thụ được. Thấy bà con bán được hành, tụi này vui lắm”.
Tại Công viên 30-4 của TP Sóc Trăng, điểm bán hành tím giá 10.000 đồng/kg do các ĐVTN tình nguyện đứng ra tổ chức cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Thành Duy, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng, từ giữa tháng 4 đến nay, Tỉnh đoàn đã đứng ra phối hợp với các doanh nghiệp ở Hà Nội, TP HCM, các siêu thị… thu mua hành tím trong dân. Do lượng hành tồn quá nhiều nên những hộ nghèo, cận nghèo sẽ được ưu tiên thu mua trước.
Theo kế hoạch, ĐVTN của Sóc Trăng sẽ hỗ trợ thu mua hành cho nông dân trong vòng một tháng. LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng cũng có văn bản kêu gọi công đoàn viên của tỉnh mỗi người mua 5 kg hành tím giúp dân.
Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu, thừa nhận việc “giải cứu” đang thực hiện chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể bền vững. “Muốn hành tím không bí đầu ra, ngay từ bây giờ, địa phương và các ngành chức năng của tỉnh phải gấp rút xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường nội địa cho hành tím, đặc biệt là hệ thống siêu thị. Bởi lẽ, hành tím được trồng rộ ở Vĩnh Châu hàng chục năm qua nhưng chúng ta vô tình “lờ” đi thị trường nội địa, chỉ tập trung cho xuất khẩu” - ông Công thừa nhận.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.

Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) là đặc sản có tiếng, tuy nhiên ngoài việc tiêu thụ trong nước, loại quả này lâu chỉ có Trung Quốc là thị trường chính. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất tốt, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo được mùa mất giá.

Sáng ngày 24/11/2014, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò tại hộ anh Trần Văn Mỹ ấp Mỹ Quí xã Mỹ Phú. Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 50 bà con nông dân trong huyện đến dự.

Số diện tích này là do xã vận động 971 hộ dân góp đất tham gia dự án. Xã đã giao thầu toàn bộ diện tích ao nuôi cho các doanh nghiệp: Công ty TNHH Việt Tiến, Công ty TNHH Thái Bình Dương và Công ty CP Hoàng Gia để tổ chức sản xuất.

Hai thủ phủ trồng cây cacao lớn nhất là Bến Tre và Đắk Lắk đang cố gắng vực dậy loại cây trồng này, vì thời gian qua người trồng đã chặt bỏ với diện tích hơn 50%. Chẳng hạn, tại Bến Tre, trước đây có gần 10.000 ha cacao thì này giảm còn 5.000 ha, còn tại Đắk Lắk trước đây diện tích loại cây trồng này lên đến 6.000 ha thì nay giảm mạnh còn khoảng 2.000 ha.