Vải Lục Ngạn Tìm Đường Sang Nhật

Nhằm tránh phụ thuộc Trung Quốc, nông dân xã Hồng Giang (huyện Lục Ngan) đang thử nghiệm xuất khẩu vải sang Nhật - một thị trường khó tính nhưng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho loại đặc sản này.
Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) là đặc sản có tiếng, tuy nhiên ngoài việc tiêu thụ trong nước, loại quả này lâu chỉ có Trung Quốc là thị trường chính. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất tốt, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo được mùa mất giá.
Để tránh tình trạng này, đồng thời mở ra cơ hội mới cho quả vải, xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) phối hợp cùng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp thí điểm khoảng 10 tấn vải làm theo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm để chào hàng sang Nhật Bản.
Ông Bùi Huy Tình, Chủ tịch UBND xã Hồng Giang nói: "Nếu thành công, sang năm sẽ hướng dẫn cho người dân ngay từ đầu năm. Chúng tôi đang có hướng đưa quả vải sang nước thứ 3 nhằm bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đây là một cơ hội". Ông cho biết thêm đã có khách hàng Nhật Bản tới đây ăn thử và tỏ ra thích vải.
"Ban đầu quy trình kiểm tra có thể ngặt nghèo bởi Nhật là một thị trường rất khó tính, nhưng khi thành công rồi thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn", ông Tình nhận định. Nếu được chấp nhận vào thị trường này, cơ hội sẽ mở ra cho vải ở Hồng Giang nói riêng và quả vải Việt Nam nói chung.
Không chỉ dừng ở thị trường Nhật Bản, đại diện người dân trồng vải còn đặt kỳ vọng đưa đặc sản của địa phương sang các quốc gia khác như Hàn Quốc, Australia hay khu vực Tây Âu. "Mỹ là niềm mơ ước và cần cả một quá trình dài hạn với sự giúp đỡ, đầu tư từ các cấp cao hơn", ông chia sẻ.
Không chỉ vải mà nhiều giống nông sản khác của Việt Nam cũng đang tìm đường sang nhiều quốc gia khác nhau để tránh phụ vào Trung Quốc, thị trường lớn nhất của rau quả xuất khẩu Việt Nam (chiếm hơn 32% thị phần). Hồi cuối tháng 5, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất được cấp phép xuất khẩu quả thanh long sang New Zealand. Hiện loại quả này của Việt Nam đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng cà phê niên vụ này của Lâm Đồng dự kiến sẽ không đạt đến 350.000 tấn như kế hoạch. Có ý kiến cho rằng do thời tiết năm nay không thuận lợi nên năng suất cà phê niên vụ tới ở Lâm Đồng sẽ không cao. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thời tiết chỉ là một trong những nguyên nhân.

Anh Trần Ngọc Yên nhà ở số 11/3 ấp 1 xã Xuân Thới Thượng có truyền thống trồng rau lâu đời với 3 cây chính là dưa leo, khổ qua và bông cải. Với diện tích 1 ha trồng rau, sau khi trừ các chi phí thì mỗi năm anh thu lãi khoảng 80 triệu.

Như vậy, Tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay sang 133 quốc gia và vùng lãnh thổ được nâng lên 377.000 tấn, trị giá 1,132 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 3,2%. Trong đó, Mỹ, các nước EU, ASEAN tiêu thụ 59% lượng cá tra.

Rời Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tấm bằng kỹ sư ngành thú y nhưng chị Phạm Thị Hậu, 31 tuổi ở xã Mỹ Yên (Đại Từ - Thái Nguyên) không xin vào làm ở các doanh nghiệp lớn hay cơ quan Nhà nước mà lại đam mê công việc của một khuyến nông viên. Bởi chị tâm niệm, giúp nông dân sản xuất hiệu quả, ổn định đã là một niềm hạnh phúc...

Năm 2012, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh xây dựng mô hình nuôi cá lúa trên diện tích 4 ha với 12 hộ tham gia. Đầu tháng 7/2012, Trung tâm chuyển 112.000 con cá rô đồng, 24.000 con rô phi, 8500 con cá mè, 25.500 con cá chép VI giống cho các hộ nuôi. Cá giống khỏe mạnh đồng đều.