Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đã Xác Định Nguyên Nhân Cá Chết Ở Xã Quảng Thọ

Đã Xác Định Nguyên Nhân Cá Chết Ở Xã Quảng Thọ
Ngày đăng: 30/05/2012

Hơn nửa tháng nay, tình trạng cá bị bệnh và chết ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) khiến hàng trăm hộ nuôi đứng ngồi không yên. Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã cử cán bộ trực tiếp đến địa phương hướng dẫn bà con về cách phòng, chống bệnh cho cá và xử lý môi trường nước ở vùng nuôi...

Nguyên nhân

Hiện, trên địa bàn xã Quảng Thọ có hơn 100 hộ dân thả nuôi 319 lồng cá trắm cỏ, chép, mè... với khoảng 95 ngàn con cá giống. Sau 4 tháng thả nuôi, có 280 lồng cá bị bệnh và chết; trong đó, có gần 24 ngàn con cá kích cỡ từ 0,1 - 0,5 kg bị chết (chiếm khoảng 25%); ước thiệt hại gần 240 triệu đồng. Ông Phan Hữu Hồng, người nuôi cá ở xã Quảng Thọ cho biết: “Vụ nuôi này, gia đình tui thả nuôi 400 con cá giống trắm cỏ, thời gian nuôi 4 tháng, trọng lượng cá đạt bình quân 0,5 con/kg. Hiện cá chết hơn 50%, thiệt hại hơn chục triệu đồng. Tình trạng này thì không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ cho ngân hàng”.

Anh Nguyễn Minh Đức, phụ trách Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: “Cá ở xã Quảng Thọ chết do nhiều nguyên nhân: Do bà con nuôi với mật độ lồng và cá quá cao so với yêu cầu kỹ thuật (khoảng cách giữa các lồng quá dày, lồng cách lồng 1,2m trong khi đó yêu cầu kỹ thuật giữa các lồng cách nhau tối thiểu là 10m). Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thay đổi đột ngột, giai đoạn này đang là thời kỳ giao mùa (xuân sang hè) làm cho cá bị sốc và chết. Do thủy điện đóng cống, nguồn nước không lưu thông, đầu nguồn và dọc sông Bồ khai thác cát sạn; người dân xả rác thải trên sông; bà con trồng khoai, sắn, ngô hai bên bờ sông đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khi trời mưa trôi xuống sông... dẫn đến môi trường nước ô nhiễm, đo các yếu tố môi trường cho thấy pH thấp, PO4 cao”.

Khuyến cáo hộ nuôi

Theo anh Nguyễn Minh Đức, cá có hiện tượng bị nấm đỏ, hoại tử và xuất huyết, bệnh này rất khó điều trị. Vì thế, để hạn chế thiệt hại thấp nhất cho bà con, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con, nếu cá đạt kích cở khoảng 1 kg trở lên bà con thu hoạch để bán; đối với cá bị bệnh nhưng chưa thu hoạch được, người nuôi cần giản khoảng cách giữa các lồng, treo các túi vôi, thuốc tím xung quanh lồng và giảm cho cá ăn trong thời gian bị bệnh. Dùng thuốc KN-04-12 trộn vào thức ăn với liều lượng 400 gam thuốc/100 kg cá/ngày và cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày. Hoặc, có thể phòng bệnh cho cá bằng cách cho ăn 30 gam vitamin C/100 kg/cá/ngày và cho ăn liên tục từ 7 - 10 ngày.

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ Hoàng Công Phong cho biết: “Trước tình trạng cá bị bệnh và chết, xã Quảng Thọ chỉ đạo các hộ nuôi chấp hành đúng các quy trình kỹ thuật của ngành thủy sản khuyến cáo. Đồng thời, tuyên truyền bà con ở địa phương trục vớt rác thải trên sông Bồ và cấm các hộ dân không được xả rác thải xuống sông, cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường nước trên sông Bồ để giúp các hộ nuôi phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng bền vững”.

Trước tình trạng cá chết trên diện rộng, các hộ nuôi cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi, những hộ có nhiều lồng cần chuyển từ lồng tre sang lồng nhôm để giảm ô nhiễm môi trường và giảm mật độ, khoảng cách giữa các lồng. Lâu dài, để nghề nuôi cá lồng phát triển theo hướng bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế, các cơ quan ban ngành chức năng cần hỗ trợ cho xã Quảng Thọ quy hoạch lại vùng nuôi cá lồng trên sông Bồ; đồng thời, tăng cường công tác quản lý, tập huấn kỹ thuật cho người nuôi.

Có thể bạn quan tâm

Tôm chết hàng loạt ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) do nắng nóng Tôm chết hàng loạt ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) do nắng nóng

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi tôm ven đầm Cầu Hai (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) sốt ruột khi tôm nuôi chết liên tục tăng lên.

11/05/2015
Khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Thủy điện Hòa Bình Khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Thủy điện Hòa Bình

Vừa qua, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 10/ 2015/QĐ-UBND về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020.

11/05/2015
Đề xuất hỗ trợ hơn 56,6 tỷ đồng cho người nuôi nghêu bị thiệt hại Đề xuất hỗ trợ hơn 56,6 tỷ đồng cho người nuôi nghêu bị thiệt hại

Bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) vừa ký ban hành công văn số 388/UBND đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang hỗ trợ hơn 56,6 tỷ đồng cho những hộ nuôi nghêu bị thiệt hại do nghêu chết tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông năm 2015.

11/05/2015
Phân ủ bằng rơm giúp nâng cao năng suất lúa Phân ủ bằng rơm giúp nâng cao năng suất lúa

Ảnh hưởng của phân ủ từ rơm (phế thải của việc sản xuất nấm rơm) có xử lý Trichoderma đến sinh trưởng và năng suất của 2 giống lúa MTL560 và IR50404 là đề tài của nhóm nghiên cứu Nguyễn Thành Hối, Mai Vũ Duy, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Diễm Hương, Trường đại học Cần Thơ.

11/05/2015
Lúng túng chuyển đổi cây trồng mùa hạn Lúng túng chuyển đổi cây trồng mùa hạn

Hiện nay, tuy vụ lúa hè thu đã đi vào sản xuất nhưng công tác chuyển đổi giống cây trồng trong thời điểm hạn hán gặp rất nhiều khó khăn.

11/05/2015