Khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Thủy điện Hòa Bình

Quy định này được áp dụng đối với nuôi cá lồng trong phạm vi vùng hồ Thủy điện Hòa Bình thuộc vùng quy hoạch được UBND tỉnh hoặc UBND huyện, thành phố phê duyệt. Đối tượng áp dụng bao gồm các hộ, HTX, tổ hợp tác nuôi thuỷ sản bằng lồng khung sắt, lưới có quy mô lồng nuôi từ 50m3/lồng trở lên, có hợp đồng hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm, nuôi đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật và điều kiện bảo đảm ATTP.
Chính sách hỗ trợ được thực hiện 1 lần bằng tiền sau đầu tư sản xuất để mua lồng khung sắt, lưới, mua con giống và thức ăn, mức hỗ trợ cho 1 lồng tối đa không quá 25 triệu đồng nhưng không quá 80 triệu đồng/năm cho 1 hộ hoặc hộ xã viên.
NSNN đầu tư kinh phí cho các hoạt động: xây dựng quy trình, mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; đào tạo nghề cho lao động tham gia sản xuất tại các cơ sở sản xuất; xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm thuộc phạm vi quy định; xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành.
Có thể bạn quan tâm

Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) vừa cho biết, chỉ trong ba năm (từ năm 2012 - 2014) sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đã tăng 7,5 lần.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu các mặt hàng nông sản liên tục giảm, các nhà kinh tế cho rằng xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục duy trì trong thời gian tới do những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới như đối thủ cạnh tranh phá giá đồng tiền.

Trong khi nhiều nơi nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa bỏ ao, tạm dừng thả giống vì thua lỗ thì vùng nuôi tại xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh lại thắng lớn.

Tăng cường liên kết Để nông sản Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc trong siêu thị, rất cần sự phối hợp của các đơn vị, nhất là sự liên kết giữa các bên để hướng đến nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm trưởng đoàn thanh tra.