Đã mắt ngắm vườn thanh long trăm gốc trên mái nhà

Ông Nguyễn Mạnh Thắng chia sẻ, cách đây khoảng một năm, ông có dịp thăm quan một mô hình trồng thanh long trong chậu mà vẫn ra hoa đậu quả.
Khi về, ông nảy ra ý tưởng mua chậu cảnh và làm khung trụ để trồng thanh long trên khoảng sân thượng nhà mình.
Theo lời ông Thắng, chi phí làm vườn thanh long hết chưa đầy 10 triệu đồng, trong đó bao gồm: tiền sắt làm khung 4 triệu, tiền chậu 4 triệu (giá 50.000 đồng/chậu), tiền nguyên liệu để làm cọc trụ cho mỗi gốc thanh long,...
Chuẩn chị vật liệu xong, tự tay ông thiết kế và làm.
“Trước đây tôi đã trồng thanh long trong chậu sứ, nhưng được một thời gian thì chậu bị vỡ mà giá chậu sứ lại đắt.
Nay tôi chuyển sang chậu xi măng, thấy bền và giá thành rẻ hơn hẳn”, ông Thắng nói.
Sau một năm, giờ ông đã có gần 100 gốc thanh long trên sân thượng.
Cây đã cho quả được nửa năm nay.
“Thanh long ruột đỏ tuy quả nhỏ nhưng rất sai, ăn ngọt, đậm đà hơn hẳn thanh long ruột trắng.
Năm đầu tiên bói quả có cây cho tận 10 quả.
Đặc biệt, nhiều lúc vườn thanh long chín rực đỏ trên sân thượng”, ông Thắng khoe.
Ông cũng tiết lộ, thanh long là loại cây cực dễ trồng và chăm sóc.
Chỉ cần chọn chậu xi măng cao 40cm, có đường kính miệng 40 cm, rồi lấy xỉ than, đất, phân gà, phân NPK trộn với nhau cho vào chậu là trồng được.
Trời nắng, cần tưới nước ngày một lần, còn trời mát mẻ như hiện tại thì 2 ngày mới phải tưới.
Có hôm bận việc, ông quên tưới nước mà cây cũng chẳng sao, vẫn sống tốt.
Thanh long thường ra hoa, đậu quả từ tháng 4 đến tháng 10.
Vì thế, mỗi năm ông chỉ bón phân NPK vào gốc cây một lần vào tháng 3 để đón đợt ra hoa vào tháng 4.
Tuy nhiên, ông Thắng lưu ý, thanh long là loại cây trồng ưa ánh sáng, phải có ánh sáng cây mới ra hoa và đậu quả.
Không chỉ trồng trên sân thượng để hứng nắng, gần đây, buổi tối ông còn thắp thêm hai bóng điện để tăng độ sáng cho vườn thanh long.
Cây thanh long có ưu điểm là không sâu bệnh, không tốn quá nhiều công chăm sóc, đặc biệt, cây còn không có lá nên đỡ phải quét dọn vườn khi lá rụng.
“Tôi trồng phục vụ nhu cầu ăn uống của gia đình là chính, lúc thu hoạch nhiều quá thì đem biếu bớt hàng xóm, cho bạn bè chứ không bán”, ông Thắng nói.
Thanh long là loại cây dễ chăm sóc, chỉ trồng trong chậu cũng có thể phát triển rất tốt.
Chỉ cần trồng vài tháng là thanh long đã bắt đầu ra hoa.
Thanh long được trồng trên sân thượng song cực kỳ nhiều hoa mặc dù đã vào thời điểm cuối mùa.
Vườn thanh long trên sân thượng có đủ ánh sáng nên cho quả sai trĩu.
Theo ông Thắng, quả thanh long trồng trên sân thượng ăn ngon, vị rất ngọt.
Tối đến, ông Thắng còn thắp thêm hai bóng điện để cung cấp sáng, giúp thanh long đậu quả tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

Thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng (LMLM) tái bùng phát tại một số nơi trên địa bàn tỉnh khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan, ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đối phó.

Hơn 2 tháng nay, ngư dân Trần Đậu (thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) phải gõ cửa các cấp, các ngành tìm kiếm sự trợ giúp khi lưới đang sản xuất trên biển bị cắt mất 87 tấm, thiệt hại ước tính hơn 250 triệu đồng.

Ngày 24.6, ông Đặng Văn Tiến – Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Núi Thành cho biết, tại thôn Hòa An (xã Tam Giang) xảy ra dịch bệnh trên đàn trâu, bò làm 9 con bò mắc bệnh. Trạm Thú y huyện đã cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực tế tại cơ sở và tổ chức điều trị cho đàn gia súc.

Hằng năm, ở vùng biển gần bờ của Quảng Ngãi tháng giêng, hai thường trúng đậm cá cơm và vào thời điểm này trúng đậm cá nục. Các làng nghề chế biến cá nục, cá cơm khô hoạt động hết công suất. Vậy mà năm nay, làng nghề vắng hoe, buồn tẻ vì cá nục, cá cơm chẳng thấy vào bờ.