Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đa Dạng Hoá Mô Hình Sản Xuất

Đa Dạng Hoá Mô Hình Sản Xuất
Ngày đăng: 25/02/2014

Nhiều năm qua, nghề nuôi thuỷ sản truyền thống như độc canh, luân canh và gần đây là nuôi tôm quảng canh gặp khó khăn do dịch bệnh phát sinh, năng suất không cao.

Trước tình hình đó, nắm bắt được các nguyên lý khoa học cũng như vận dụng thực tế tại địa phương, cán bộ xã Nguyễn Huân kết hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đầm Dơi (Cà Mau) kiến nghị thí điểm mô hình nuôi tôm xen rừng.

Cho đến nay, trên đà thắng lợi trong thu hoạch bước đầu đối với con tôm và rừng đước, cán bộ khuyến ngư và bà con mạnh dạn mở rộng thêm nhiều loại thuỷ sản như: cua, ba ba, rắn, rùa, cá tai tượng... để tăng thu nhập trên cùng diện tích đất.

Ông Nguyễn Công Danh, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân, nhận định: "Trước năm 2010, trên địa bàn xã bắt đầu xuất hiện mô hình tôm - rừng nhưng diện tích rất nhỏ. Sau khi nhận thấy lợi nhuận cụ thể từ mô hình này, bà con địa phương nhân rộng thêm.

Về phần địa phương, thời gian qua đã phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường tiến hành rà soát, nắm bắt nguyện vọng của người dân để thí điểm mô hình này trên 5 hộ dân. Kết quả cho thấy rất khả quan, dự kiến trong tương lai đây sẽ là mô hình phát triển kinh tế năng động, bền vững của xã".

Từ khi bắt tay thực hiện mô hình tôm - rừng, cuộc sống của người dân xã Nguyễn Huân có những đổi thay rõ rệt. Tiêu biểu là hộ anh Trần Văn Mười, ấp Hải An.

Anh Mười chia sẻ: "Trước đây, với 3 ha đất, vợ chồng tôi làm quần quật mỗi năm cũng chỉ dư 30 triệu đồng là nhiều. Nhưng từ khi thực hiện mô hình tôm - rừng, trung bình mỗi năm thu hoạch hơn 200 triệu đồng. Riêng cây đước, sau 10 năm sẽ thu hoạch thêm hơn 150 triệu đồng”.

Anh Nguyễn Hữu Trí, cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đầm Dơi, cho biết: "Bà con quê mình vốn rất giỏi giang, cần cù nên cái cần nhất vẫn là hướng đi phù hợp, vì thế ngoài nuôi tôm, cua, bà con cần phải nuôi thêm ba ba, rùa, rắn, cá nước ngọt, trồng hoa màu... Trong đó, nuôi tôm kết hợp trồng rừng là cách làm hiệu quả, mang tính bền vững cao, cần được nhân rộng"


Có thể bạn quan tâm

Năng suất cao từ chuyến biển gần bờ Năng suất cao từ chuyến biển gần bờ

Ngư dân Quảng Nam vẫn ra khơi trong mùa biển động và có được những chuyến biển gần bờ thành công khi sản lượng thu được và đầu ra hải sản đều đạt.

02/11/2015
Vực dậy nước mắm Cửa Khe Vực dậy nước mắm Cửa Khe

Trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường, huyện Thăng Bình đã có nhiều nỗ lực xúc tiến thương mại, hỗ trợ cải tiến thiết bị sản xuất, nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề nước mắm Cửa Khe (thôn 6, xã Bình Dương).

02/11/2015
Gần 400 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện các xã nông thôn mới Gần 400 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện các xã nông thôn mới

Góp phần thực hiện tiêu chí về điện trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương, Công ty Điện lực Quảng Nam đã nỗ lực đầu tư gần 400 tỷ đồng từ các nguồn vốn vay ADB, KFW, ADB mở rộng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện.

02/11/2015
Kinh tế trang trại vẫn còn nhỏ lẻ Kinh tế trang trại vẫn còn nhỏ lẻ

Kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) được xem là hướng đi quan trọng để tạo bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn như kỳ vọng.

02/11/2015
Thay áo mới cho tàu cá Thay áo mới cho tàu cá

Cùng với cải hoán, nâng cấp cho tàu cá, ngư dân trên địa bàn tỉnh ưu tiên gia cố, bọc thép thân tàu để thực hiện việc bám biển đi đôi với bảo vệ chủ quyền lãnh hải được hiệu quả hơn.

02/11/2015