Cứu Hộ Cá Heo Mắc Cạn Ở Đầm Nha Phu

Ngày 7-10, người dân phát hiện một con cá heo bị mắc cạn, có dấu hiệu đuối sức trôi dạt vào đìa nuôi trồng thủy sản của một hộ dân tại thôn Tân Đảo, Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), trên vùng viển thuộc đầm Nha Phu, vịnh Bình Cang.
Sau khi phát hiện, một số người dân nơi đây định chuẩn bị thực hiện nghi lễ chôn cất, thờ cúng cá heo theo tín ngưỡng của cư dân ven biển, nhưng nhờ thông báo và trợ giúp kịp thời của UBND xã Ninh Ích, người dân đã cùng Viện Hải Dương học Nha Trang phối hợp với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa giải cứu con cá heo này.
Theo Viện Hải Dương học Nha Trang, hiện con cá heo này đang được các nhà chuyên môn theo dõi và điều trị tích cực một số vết thương trên cơ thể và cho uống kháng sinh trong vòng một tuần để theo dõi, sau đó lấy máu đi xét nghiệm để xác định bệnh nếu có, bởi khi cá heo tấp vào bờ thường có dấu hiệu mắc bệnh hoặc gặp tai nạn bất thường. Quá trình điều trị, Viện Hải Dương học cũng đã phối hợp với chuyên gia cá heo Nga của Vinpearl và cũng thu nhận được những ý kiến đóng góp rất có giá trị.
Sáng ngày 9-10, sau 2 ngày được chăm sóc và điều trị, con cá heo đã có thể ăn được khoảng 2kg thức ăn mỗi ngày và đang có những dấu hiệu phục hồi. Sau quá trình chăm sóc, khi cá heo đã hoàn toàn khỏe mạnh và hoạt động bình thường, cơ quan chuyên môn sẽ thả cá về môi trường tự nhiên.
Trước đó, vào đầu tháng 4-2014, một con cá heo nặng gần 100kg, dài khoảng 2 mét đang trong tình trạng bị thương trôi dạt vào bờ biển Nha Trang (trước khách sạn Sunrise) đã được các chuyên gia cứu hộ thành công và thả bơi ra biển.
Có thể bạn quan tâm

Nhãn, chôm chôm, thanh long, vải thiều, xoài… là những trái cây Việt thơm ngon, bổ dưỡng, đang có mặt trên các thị trường khó tính khắp nơi trên thế giới.

Chia sẻ về kinh nghiệm “bắt” nhãn ra hoa theo ý muốn, ông Nguyễn Đức Thụ - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên cho rằng: Có 3 cách để nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn, gồm khoanh cành, tỉa bớt rễ nhãn và dùng hóa chất.

Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ, sống ở bờ biển, các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, độ mặn từ 5 - 35‰. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng...

Sáng ngày 17-9, tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang (xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), hơn 50 cán bộ, người dân trong tỉnh được Chi cục Thủy sản Hậu Giang phổ biến về kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng.

Nhằm thay thế giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm.