Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm

Trước đó, năm 2011 Trung tâm KN-KN Quảng Bình xây dựng thành công mô hình nuôi cá lăng chấm trong ao đất tại hộ ông Bùi Viết Phương ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch.
Tháng 6/2014, Phòng NN-PTNT Tuyên Hóa đã tiến hành tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi cá lăng chấm cho các hộ gia đình ở 2 xã Châu Hóa và Sơn Hóa, bước đầu cho kết quả rất tốt. Cá sinh trưởng và thích nghi nhanh với khí hậu, môi trường nơi đây.
Điển hình là hộ ông Lê Văn Tài ở xã Châu Hóa đầu tư hơn 50 triệu đồng làm 6 lồng nuôi thả gần 700 con cá giống.
Cá sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 80%. Sau 5 tháng, trung bình mỗi con nặng từ 1,7 - 2,5 kg, bán 220 ngàn đồng/kg.
Cá lăng chấm nuôi trong lồng thì lồng phải làm bằng khung gỗ hoặc khung sắt. Độ sâu mực nước trong lồng đạt 2m. Lồng dùng bó tre hoặc thùng phuy làm phao để giảm độ chao lắc. Đặt lồng ở nơi có nước chảy vừa phải, không quá mạnh.
Đối với ao nuôi bờ ao có thể là bờ đất hoặc được xây kè kiên cố bằng gạch hoặc bê tông. Ao có cống cấp và cống thoát chủ động.
Ao được xây dựng tại những nơi có nguồn nước cấp chủ động, tốt nhất là gần các hồ chứa thủy nông có nguồn nước chảy quanh năm, thuận tiện để thay nước.
Có thể bạn quan tâm

Với cách làm này, anh Đoàn đang liên kết với 1.000 hộ nông dân sản xuất rau, củ, quả trên diện tích 3.600 ha tại 3 huyện, sản lượng bao tiêu đạt tới 72.000 tấn

10 năm trước, ông Lê Văn Tường trồng nhãn da bò không đủ tiền cho con ăn học, sau chuyển sang 2,4ha nhãn xuồng thu một tỷ mỗi năm.

Mỗi ngày cung cấp ra thị trường hơn 1 tấn rau sạch các loại, chị Đạt đã thu lời hơn một tỷ đồng/năm, trở thành tỷ phú trên đất Long Hà.

ông Trường chuyển sang trồng cả ngàn cây ăn quả, nào là nhãn, xoài, cam, bưởi da xanh, bình quân mỗi năm gia đình ông có lãi nửa tỷ đồng/năm từ cây ăn quả

Từ tay trắng, ông Hồ Văn Kiệt gây dựng được vườn bưởi da xanh 300 gốc, mỗi năm thu một tỷ đồng. Mô hình VietGap trồng bưởi da xanh chất lượng vietgap