Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng
Ngày đăng: 21/09/2015

Tại đây, cán bộ kỹ thuật đã triển khai về các nội dung: thiết kế bể nuôi, cách chọn lươn giống và mật độ thả cũng như cách chăm sóc và phòng trị bệnh. Cụ thể, với thiết kế bể nuôi, người nuôi chọn những nơi thông thoáng, yên tĩnh, gần nhà, tốt nhất là nơi có bóng râm nhưng đảm bảo đủ nguồn sáng;

Diện tích bể nuôi từ 6m2 là vừa, chiều cao bể nuôi 0,7 - 0,8m; bể tốt nhất nên được xây dựng kiên cố bằng xi măng. Ngoài ra, chọn lươn giống nên chọn những con lươn khỏe mạnh, đồng cỡ, không bị xây sát. Nếu chọn lươn có nguồn gốc tự nhiên, kích cỡ 40 - 50 con/kg; sinh sản bằng bán nhân tạo, kích cỡ 300 - 600 con/kg, mật độ thả nuôi công nghiệp 200 - 300 con/m2.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc và phòng trị bệnh, người dân nên sử dụng nguồn nước qua ao lắng có xử lý thuốc sát khuẩn, giữ nhiệt độ ổn định môi trường nuôi trong ngày khoảng 25 - 27 độ C, thay nước định kỳ 1 tuần/lần để kiểm tra môi trường nuôi như PH, oxy,… Đặc biệt, nguồn thức ăn phải luôn tươi sống như: ốc, cá tạp, trùn quế và thức ăn công nghiệp để đảm bảo tỷ lệ sống cho lươn.

Trong quá trình nuôi, người nuôi lươn cần quan tâm phòng trị bệnh, sát trùng ao nuôi định kỳ 15 ngày/lần; tuân thủ kỹ thuật nuôi, chọn con giống khỏe, mật độ thả hợp lý, giữ môi trường ao nuôi sạch; cho ăn đủ số lượng và chất lượng thức ăn theo từng đối tượng và từng giai đoạn tăng trưởng để tránh sốc nhiệt, bệnh thường gặp trên lươn như hội trứng lở loét, bệnh đường ruột.


Có thể bạn quan tâm

Khai Thác Lợi Thế Cây Sơ Ri Gò Công Khai Thác Lợi Thế Cây Sơ Ri Gò Công

Ngay sau khi nhà máy chế biến sơ ri được khởi công, chúng tôi đã tìm đến ông Nguyễn Văn Thông, người gắn bó cả đời với cây sơ ri Gò Công; đồng thời là Chủ nhiệm HTX Sơ ri Bình Ân (Gò Công Đông).

16/07/2014
CCB Lường Văn Tụi Làm Kinh Tế Giỏi CCB Lường Văn Tụi Làm Kinh Tế Giỏi

Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Mường Ảng đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó có ông Lường Văn Tụi ở bản Bua, xã Ẳng Tở phát triển kinh tế mô hình VAC. Hàng năm mô hình kinh tế của ông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

05/12/2014
Hội Nông Dân Tỉnh Đưa Nguồn Vốn Ưu Đãi Tới Hội Viên, Nông Dân Hội Nông Dân Tỉnh Đưa Nguồn Vốn Ưu Đãi Tới Hội Viên, Nông Dân

Với nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên nông dân vươn lên phát triển kinh tế, nổi bật là hoạt động ủy thác cho vay vốn, Hội Nông dân tỉnh đã trở thành “cầu nối” quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

05/12/2014
Xúc Tiến Thương Mại Xúc Tiến Thương Mại "Kích" Tăng Trưởng Rau Quả Xuất Khẩu

Con số mà ông Hương cập nhật đến hết tháng 5/2014 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước trong 5 tháng đã đạt 472 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2013. Với con số này, rau quả Việt Nam tiếp tục giữ vững uy tín và vị thế tại những thị trường chủ lực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…

16/07/2014
Lợi Nhuận 143 Triệu Đồng/vụ/máy Gặt Đập Liên Hợp Lợi Nhuận 143 Triệu Đồng/vụ/máy Gặt Đập Liên Hợp

Diện tích thu hoạch mỗi vụ trong năm từ 90-120ha/máy, nếu tính trung bình khoảng 100ha/máy ở 2 vụ chính là Đông xuân và Hè thu, thì với giá thu hoạch lúa bằng máy khoảng 300.000 đồng/công, sẽ cho nguồn thu mỗi máy/vụ là 300 triệu đồng.

17/07/2014