Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cục BVTV Chỉ Đạo Phòng, Chống Bệnh Bạc Lá

Cục BVTV Chỉ Đạo Phòng, Chống Bệnh Bạc Lá
Ngày đăng: 03/08/2013

Cục BVTV vừa có công văn số 1602 gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố về việc phòng, chống bệnh bạc lá.

Theo Cục BVTV, trong những năm gần đây, bệnh bạc lá lúa có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong vụ hè thu, vụ mùa tại các tỉnh ven biển phía Bắc. Năm 2012, diện tích lúa bị bệnh bạc lá ở các địa phương tăng từ 35 - 70% so với những năm trước.

Bệnh có khả năng gây hại cho cây lúa ở tất cả các thời kỳ và các bộ phận của cây lúa, phổ biến nhất là hại bộ lá và lá đòng vào giai đoạn đòng – trỗ - chín sữa, năng suất có thể giảm từ 25 - 50%, thậm chí là mất trắng.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh. Giải pháp quan trọng nhất là phòng, chống bệnh bằng cách lựa chọn giống lúa và áp dụng các biện pháp canh tác, kỹ thuật. Cục BVTV đề nghị các địa phương tập trung một số nội dung sau:

1. Đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại IPM, tập trung vào các biện pháp gieo cấy thưa, bón phân cân đối, bón tập trung “nặng đầu nhẹ cuối”, không bón thừa, bón muộn…

Đối với những vùng thường xuyên có bệnh cần rà soát, điều chỉnh cơ cấu giống, sử dụng giống có khả năng chống chịu, ít nhiễm bệnh. Bố trí thời vụ hợp lý để giai đoạn lúa đòng – trỗ - chín ít gặp mưa giông lớn.

2. Khi bệnh xuất hiện phải dừng ngay bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá và luôn giữ nước trong ruộng. Bệnh đã xuất hiện thì phun thuốc ít hiệu quả, nhưng tại những vùng có nguy cơ cao có thể sử dụng một số thuốc có trong danh mục.

3. Phối hợp với cơ quan truyền thông, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người sản xuất các biện pháp chủ động phòng chống. Hạn chế tối đa thuốc BVTV, đảm bảo ATTP.

4. Dự báo chính xác, cảnh báo kịp thời dịch hại. Tăng cường kiểm tra việc buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn.

5. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 485/CT-BNN-BVTV ngày 6/2/2013 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc tăng cường phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng. Theo dõi và phòng trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng. Hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu hóa học giai đoạn lúa đẻ nhánh. Chỉ đạo xuống giống thu đông 2013 tập trung, đồng loạt, né rầy.

Thường xuyên báo cáo kết quả về Cục BVTV để phối hợp xử lý


Có thể bạn quan tâm

Biến Ruộng Xấu Thành Nơi Trồng Súng Biến Ruộng Xấu Thành Nơi Trồng Súng

Sở hữu 2,7ha đất, nhưng diện tích ấy của gia đình anh Nguyễn Minh Toàn (sinh năm 1976) ngụ ở tổ 2, ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang lại là đất trũng, nhiễm phèn.

11/03/2014
Khi Cả Nhà Máy Lẫn Người Trồng Mía Kêu Thua Lỗ! Khi Cả Nhà Máy Lẫn Người Trồng Mía Kêu Thua Lỗ!

Hiện tại cả nước đang tồn đọng 520.000 tấn đường lưu kho. Trong khi đó bình quân mỗi ngày có hàng trăm tấn đường giá rẻ từ Thái Lan nhập lậu.

11/03/2014
Trồng Rừng Và Cây Phân Tán Hiệu Quả Chưa Cao Trồng Rừng Và Cây Phân Tán Hiệu Quả Chưa Cao

Lâm Đồng trong những năm qua là địa phương có nhiều cố gắng trong trồng rừng phân tán và cây phân tán nhưng hiệu quả mang lại chưa cao như mong muốn.

11/03/2014
Người Tiêu Dùng Người Tiêu Dùng "Quay Lưng" Với Thịt Gà

Nếu như gà ta thời điểm trước có giá 90-100 ngàn đồng/kg, giờ đã giảm xuống còn 65-70 ngàn đồng /kg; gà lông màu trước đây 55-60 ngàn đồng/kg, giờ chỉ còn 35 -39 ngàn đồng/kg; gà công nghiệp có giá 50-55 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 30 -35 ngàn đồng/kg.

11/03/2014
Tạm Trữ Gỡ Lối Ra Sản Phẩm Gia Cầm Tạm Trữ Gỡ Lối Ra Sản Phẩm Gia Cầm

Để giúp người chăn nuôi tiêu thụ được sản phẩm gia cầm, đồng thời chuẩn bị sẵn nguồn sản phẩm này sau khi hết dịch CGC, TP.HCM đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tạm trữ sản phẩm gia cầm. Nhờ đó, giá gà, giá trứng ở Đông Nam bộ (ĐNB) sau khi bị giảm sâu đã bắt đầu tăng trở lại.

11/03/2014