Biến Ruộng Xấu Thành Nơi Trồng Súng

Sở hữu 2,7ha đất, nhưng diện tích ấy của gia đình anh Nguyễn Minh Toàn (sinh năm 1976) ngụ ở tổ 2, ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang lại là đất trũng, nhiễm phèn.
Vào mùa nước nổi, ruộng ngập sâu, không thể bơm tháo nước nên lúa phải sạ sau các địa phương khác trong khu vực, đến khi sạ được lúa thì lại bị khô hạn. Vì vậy, năng suất lúa rất thấp, chỉ từ 15-17 giạ /công (1.000m2). “Quanh năm làm lúa, giá lúa lại bấp bênh, thì kể như “tiền cũ đổi tiền mới” không bằng, có khi thua lỗ”- anh Toàn tâm sự.
Hai năm trở lại đây, anh Toàn theo dõi thấy trồng bông súng có ăn, ít vốn mà công chăm sóc cũng nhẹ, anh bắt đầu trồng thử một ít quanh “đìa”. Anh Toàn cho hay, anh trồng giống súng bông đỏ Đà Lạt, cọng to, dài. Khi thu hoạch, thương lái tìm đến thu mua, bông súng bán được giá và không đủ hàng để bán.
Thấy đây là hướng đi đúng, anh Toàn bắt đầu trồng thêm, đến nay tổng diện tích bông súng lên đến gần 1ha. Anh bảo: “Từ ngày chuyển sang trồng bông súng thu nhập của gia đình anh được cải thiện đáng kể. Trung bình, mỗi ngày gia đình tôi thu từ 250-300kg. Giá bán bình quân 2.000 đồng/kg, mỗi ngày tôi có 500.000 đồng, ngày ít nhất thu không dưới 350.000 đồng”.
Anh Toàn cũng cho biết, ngoài trồng bông súng, diện tích còn lại gia đình ông vẫn trồng lúa, trong chuồng nuôi 3 con bò. Tổng thu nhập sau khi trừ chi phí mỗi năm đạt khoảng 120 triệu đồng.
Để có con số này, không thể không nói đến vất vả của vợ chồng anh. Từ sáng sớm, vợ chồng anh đã có mặt tại ruộng súng, nhổ, rửa bông súng, rồi chờ cân cho thương lái. Bốn công lao động (vợ chồng anh và cha mẹ anh) trong gia đình làm quần quật hàng ngày. “Cực khổ mà hàng ngày có tiền vô. Ở vùng sâu này có thu nhập như thế này là mừng lắm”- anh Toàn tâm sự.
Có thể bạn quan tâm

Bắc Giang thu hơn 4.000 tỷ đồng từ vụ vải thiều 2015, riêng doanh thu vải tươi đạt hơn 2.700 tỷ đồng.

Trong khuôn khổ các cuộc đàm phán liên quan đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ và Nhật Bản, Tokyo dự kiến đề xuất hạn ngạch miễn thuế nhập khẩu đối với 70.000 tấn gạo Mỹ, để đổi lấy việc duy trì mức thuế cao đối với lương thực chủ lực này.

Sau một thời gian dài chật vật đi tìm thị trường, lan vũ nữ của 47 hộ dân tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã rộng đường thâm nhập vào thị trường Nhật Bản với số lượng không giới hạn.

Khi bàn về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, lâu nay người ta chỉ biết đó là cây dược liệu quý hiếm dùng để chữa bệnh, chăm sóc sắc đẹp và cũng là cây mũi nhọn xóa đói giảm nghèo. Nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, cây sâm Ngọc Linh còn có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái…

Ngành chức năng và địa phương đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để đẩy nhanh việc thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.