Người Tiêu Dùng Quay Lưng Với Thịt Gà

Giá gà đã rẻ vậy mà chẳng thấy thương lái tới thu mua, ngay cả các hộ dân hay mua gà về làm cỗ bàn cũng không thấy tới.
Nếu như gà ta thời điểm trước có giá 90-100 ngàn đồng/kg, giờ đã giảm xuống còn 65-70 ngàn đồng /kg; gà lông màu trước đây 55-60 ngàn đồng/kg, giờ chỉ còn 35 -39 ngàn đồng/kg; gà công nghiệp có giá 50-55 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 30 -35 ngàn đồng/kg.
Các sản phẩm gia cầm như trứng gà công nghiệp cũng giảm mạnh xuống còn 10 -12 ngàn đ/chục, con giống gia cầm giảm tới 70% chỉ còn 2.000 -2.500 đ/con… Đồng thời trứng gia cầm cũng rất khó tiêu thụ, bởi người tiêu dùng e ngại trước dịch cúm gia cầm.
Anh Danh, chủ trang trại gà ở phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột chia sẻ: "Thời gian qua dịch cúm gia cầm xuất hiện ở Buôn Ma Thuột. Tuy trang trại của tôi không bị dịch, song hiện các sản phẩm gà thịt và trứng cũng rất khó tiêu thụ, không có thương lái nào đến thu mua. Tình trạng này kéo dài chắc gia đình tôi thiệt hại lớn, chỉ riêng tiền thức ăn cho gà hàng ngày cũng mất tới 2,5 -3 triệu".
Chung cảnh ngộ như anh Danh, chị Duyên ở xã Ea Ven, huyện Buôn Đôn cũng lâm vào tình cảnh không bán được sản phẩm gia cầm. Chị Duyên cho biết: "Những lần trước, chúng tôi chỉ nuôi 3 đến 3 tháng rưỡi là đã bán hết gà rồi, nhưng năm nay nuôi đến 4 tháng vẫn chưa bán được do giá xuống quá thấp.
Trước thực trạng trên, hơn bao giời hết, người tiêu dùng và người chăn nuôi Đăk Lăk đang rất cần những giải pháp đồng bộ kết nối từ các trang trại chăn nuôi gia cầm không bị nhiễm bệnh với các lò giết mổ, siêu thị, điểm bán gia cầm sạch..., để họ tin tưởng tiêu thụ, đồng thời đấy cũng là giải pháp giúp người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nếu như gà công nghiệp trước đây có giá 50-55 ngàn đồng/kg, thì giờ chỉ còn 30 -35 ngàn đồng/kg. Giá đã rẻ vậy mà chẳng thấy thương lái tới thu mua, ngay cả các hộ dân hay mua gà về làm cỗ bàn cũng không thấy tới. Cứ tình trạng này, các hộ chăn nuôi phá sản mất".
Không chỉ riêng anh Danh, chị Duyên mà hầu hết các hộ chăn nuôi ở các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk cũng đang đứng trước sự thua lỗ và thiệt hại lớn vì không tiêu thụ được sản phẩm. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi tới các quầy bán gia cầm ở các chợ thuộc TP Buôn Ma Thuột như Tân An, Tân Hòa, Hòa Thắng...
Chị Lan - chủ quầy bán thịt gà ở chợ Tân An cho biết: "Thời điểm trước kia, hằng ngày tôi bán hàng trăm con gà, nhưngnay cả ngày may ra bán được vài con là cùng. Người tiêu dùng thì lo lắng, bàn tán chuyện cúm gia cầm xuất hiện nên chẳng ai mua. Giá lại rẻ quá, buôn bán thế này chắc tới đây tôi phải chuyển nghề khác một thời gian đã".
Trò chuyện với chị Hà- một người dân đi chợ Tân Hòa, được biết: "Thời gian qua, nghe ti vi, đài, báo nói nhiều về tình trạng dịch cúm gia cầm. Hơn nữa địa bàn TP Buôn Ma Thuột lại là khu vực có cúm gia cầm xuất hiện nên chúng tôi e ngại không dám mua thịt gà. Thôi thì chờ hết dịch mới mua, chứ bây giờ khó phân biệt đâu là gia cầm mắc bệnh và không mắc bệnh?".
Có thể bạn quan tâm

+ Giá khoai lang giảm 50.000 - 70.000 đ/tạ Theo nhiều nông dân ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long), giá khoai lang tím Nhật thu mua tại các vựa ở Bình Minh chỉ còn 180.000 - 200.000 đ/tạ (loại đúng lứa từ 4 - 4,5 tháng), thấp hơn tháng trước từ 50.000 - 70.000 đ/tạ.

UBND TP Đà Lạt cho biết vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng và UBND các phường, xã trên địa bàn TP về việc “Tăng cường triển khai công tác bảo vệ thực vật đối với sản xuất rau, chè an toàn trên địa bàn thành phố Đà Lạt”.

Từ nhà nông trở thành nhà doanh nghiệp, trong 25 năm qua, anh Nguyễn Hồng Phong (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) đúc kết 3 cách làm ăn mới để ổn định và phát triển trong thị trường nông sản cạnh tranh gồm: sản xuất an toàn, sản xuất khép kín và sản xuất liên kết.

Cuối tuần trước, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tổ chức hội thảo về phân bón tại TP. Hồ Chí Minh. Vấn đề nhức nhối được nhiều đại biểu đề cập là chất lượng phân bón và việc sử dụng không đúng cách gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.

Bệnh trắng lá mía phát triển và gây hại trên hàng trăm ha mía tại các huyện Đông Nam tỉnh Gia Lai ngay từ thời điểm đầu vụ đã và đang là mối lo của nhiều người trồng mía. Nguy cơ lây lan nhanh và rộng, lại chưa có thuốc đặc trị khiến công tác phòng-chống đặt ra thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp địa phương trong điều kiện thời tiết liên tục diễn biến thất thường như hiện nay.