Củ Đậu Đồng Kỳ

Cây củ đậu bén rễ ở xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế (Bắc Giang) chưa lâu nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với đồng đất.
Năm 2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế phối hợp với UBND xã Đồng Kỳ xây dựng cánh đồng mẫu củ đậu, diện tích 21,3 ha tại thôn Ngò 1. Mỗi hộ tham gia được hỗ trợ hơn 100 nghìn đồng/sào và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Vụ đầu tiên, năng suất đạt 56 tấn/ha, giá tại ruộng bình quân 3 nghìn đồng/kg, một ha củ đậu người dân có thể thu lãi gần 100 triệu đồng/vụ. Nhờ mang lại hiệu quả kinh tế cao nên xã chủ trương mở rộng diện tích. Hiện xã Đồng Kỳ trồng hơn 70 ha củ đậu.
Củ đậu được trồng và thu hoạch hai vụ/năm. Vụ đầu được trồng từ tháng 2 đến tháng 3 thu hoạch vào tháng 6-7, vụ thứ hai trồng từ tháng 8 đến tháng 9, thu hoạch dịp cuối năm. Ông Nguyễn Đức Ly, thôn Ngò 1 cho biết: “Năm ngoái, gia đình tôi trồng một mẫu, thu khoảng 20 tấn củ đậu, lãi 50 triệu đồng”. Từ đầu năm đến nay, ông bán hơn 10 tấn củ đậu. Vụ đông này, gia đình ông ước thu hoạch khoảng 20 tấn. Củ đậu trồng ở Đồng Kỳ cho năng suất khá cao, củ to đều, nhẵn nhụi, vị ngọt mát.
Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.
Để củ đậu mang lại hiệu quả kinh tế cao và thuận tiện trong quá trình chăm sóc, thu hoạch nhất thiết phải có rơm hoặc rạ phủ lên luống, dày từ 3-4 cm. Bón phân đầy đủ từng giai đoạn cho cây: khi gieo hạt, bón phân hữu cơ ủ mục để tạo độ ẩm, sau khoảng 1 tháng, cây bắt đầu sinh trưởng, bón thúc để nuôi cây. Ruộng trồng củ đậu phải bảo đảm tưới tiêu nước hợp lý, chủ động phòng trừ nấm hại thì cây mới cho năng suất cao”.
Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Kỳ Nguyễn Hữu Khải cho biết: “Hiện củ đậu của xã Đồng Kỳ đã có mặt ở thị trường TP Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh… Thời gian tới, UBND xã chủ trương khuyến cáo người dân ổn định diện tích củ đậu. Đồng thời tính toán đến việc tìm đầu mối liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho người dân, tránh tình trạng sản xuất bấp bênh.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/135256/cu-dau-dong-ky.html
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó các tỉnh khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề nhất. Dịch bệnh hoại tử gan tuỵ cấp xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Theo báo cáo của Tổng Cục thuỷ sản, diện tích tôm bệnh chiếm gần 30% diện tích tôm nuôi, chủ yếu là bệnh đốm trắng, đầu vàng và gan tuỵ cấp.

Trong 5 tháng đầu năm 2014, vượt qua khó khăn, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang dần hồi phục. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị toàn thể của VASEP tổ chức ngày 12/6 tại TP Hồ Chí Minh.

Vài năm trước, diện tích nuôi cá mú, cá chẻm trên địa bàn TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) phát triển rất lớn, nhưng do gặp dịch bệnh, năng suất thấp, rớt giá, lãi không cao nên nhiều hộ đã chuyển sang nuôi ốc hương hay trồng rong. Tuy nhiên năm nay việc nuôi cá mú, cá chẻm lại rất thuận lợi, giá bán cao nên người nuôi rất phấn khởi.

Để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu, phòng ngừa trường hợp các thị trường nhập khẩu sẽ tẩy chay các mặt hàng tôm Việt Nam, gây hậu quả lớn cho nền kinh tế, ngày 11 tháng 6 năm 2014, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa đã có ý kiến chỉ đạo thực hiện công tác ngăn chặn tình trạng bơm chích tạp chất, thu mua, vận chuyển nguyên liệu thủy sản chứa tạp chất.